Đề cương học phần: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Phần 5 điểm gồm có 3 ý chính tức 3 câu nói về các phương pháp nghiên cứu chung nhất bao gồm thực tiễn, lý thuyết và toán học
Câu 1. Các phương pháp nghiên cứu khoa học chung nhất
a) khái niệm.
Phương pháp nghiên cứu khoa học là cách thức, con đường, phương tiện đểgiải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu nhằm đạt được mục đích nghiên cứu.Phương pháp nghiên cứu khoa học là phạm trù trung tâm cuả phương phápluận nghiên cứu khoa học; là điều kiện đầu tiên, cơ bản của nghiên cứu khoa học.Tất cả tính nghiêm túc của nghiên cứu khoa học phụ thuộc vào phương pháp.Phương pháp nằm trong tay vận mệnh của cả công trình nghiên cứu.Phương phápđúng, phù hợp là nhân tố đảm bảo cho sự thành công của người nghiên cứu và làđiều kiện cơ bản cho quyết định để hoàn thành thắng lợi công trình nghiên cứu.
b) phân loại các pp
Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều cách phân loại phương pháp nghiên cứu khoa học.
- Dựa vào phạm vi sử dụng, phương pháp nghiên cứu khoa học được chia thành:
+ Các phương pháp nghiên cứu chung nhất cho tất cả các lĩnh vực khoa học.
+ Các phương pháp nghiên cứu chung cho một số lĩnh vực khoa học.
+ Các phương pháp nghiên cứu đặc thù chỉ dùng cho một lĩnh vực khoa học cụ thể.
- Dựa vào lý thuyết thông tin về quy trình nghiên cứu một đề tài khoa học, phương pháp nghiên cứu khoa học được chia thành 3 nhóm:
+ Nhóm phương pháp thu tập thông tin.
+ Nhóm phương pháp xử lý thông tin.
+ Nhóm phương pháp trình bày thông tin.
- Dựa vào tính chất và trình độ nghiên cứu các đối tượng, phương pháp nghiên cứu khoa học được chia thành 3 nhóm:
* Nhóm phương pháp mô tả.
* Nhóm phương pháp giải thích.
* Nhóm phương pháp phát hiện.
- Dựa vào trình độ nhận thức chung của loài người, phương pháp nghiên cứu khoa học được chia thành 3 nhóm:
+ Nhóm phương pháp lý thuyết (Theoritical method).
+ Nhóm phương pháp thực tiễn (Empirical method).
+ Nhóm phương pháp Toán học.
Hệ thống các phương pháp nckh chung nhất
1. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn là các phương pháp trực tiếp tác động vào đối tượng có trong thực tiễn để làm bộc lộ bản chất và các quy luật vận động của các đối tượng ấy. Nhóm này có các phương pháp cụ thể:
a. Phương pháp quan sát khoa học
Quan sát khoa học là phương pháp nghiên cứu đối tượng có hệ thống để thu tập thông tin về đối tượng. Đây là hình thức quan trọng để nhận thức thông tin, nhờ quan sát mà có thông tin về đối tượng, trên cơ sở đó để tiến hành các bước nghiên cứu tìm tòi phát hiện tiếp theo
Quan sát khoa học là hoạt động được tổ chức đặc biệt, có mục đích, có kế hoạch, có phương tiện để nghiên cứu các đối tượng được lựa chọn điển hình. Mục đích quan sát là để tìm các dấu hiệu đặc trưng hay những quy luật vận động và phát triển của đối tượng.
Quan sát khoa học được chia thành 2 loại: quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp.
Quan sát trực tiếp là quan sát trực diện đối tượng đang diễn biến trong thực tế để thu tập thông tin trực tiếp bằng mắt thường hay bằng các phương tiện kỹ thuật như máy quan trắc, kính thiên văn, kính hiển vi,...
Quan sát gián tiếp là quan sát diễn biến hiệu quả của các tác động tương tác giữa đối tượng cần quan sát với các đối tượng khác mà bản thân đối tượng không thể quan sát trực tiếp được. Chúng ta không quan sát trực tiếp sự vận chuyển các chất hữu để nuôi cây nhưng diễn biến hiệu quả của quá trình đó là sự lớn lên của cây; tuy không quan sát trực tiếp sự kết vón của quá trình laterit nhưng quan sát các tầng đá ong chúng ta có thể biết được quá trình đã diễn ra như thế nàoQuan sát khoa học có 3 chức năng:
Chức năng thu tập thông thông tin thực tiễn
Thu tập thông thông tin thực tiễn là chức năng quan trọng nhất. Có vai trò tạo ra các thông tin ban đầu để qua xử lý sẽ cho ra các thông có giá trị ban đầu về đối tượng nghiên cứu.
Chức năng kiểm chứng các giả thuyết, các lý thuyết đã có
Kiểm chứng các giả thuyết hay các lý thuyết đã có là chức năng khi cần xác minh tính đúng đắn của giả thuyết hay lý thuyết nào đó. Khi thực hiện chức năng này, các nhà khoa học phải thu tập các thông tin từ thực tiễn để kiểm chứng và qua đó mới khẳng định được độ tin cậy của giat thuyết hay lý thuyết đó.
Chức năng đối chiếu kết quả nghiên cứu lý thuyết với thực tiễn
Chức năng đối chiếu kết quả nghiên cứu lý thuyết với thực tiễn là để tìm sự sai lệch của kết quả nghiên cứu mà tìm cách hoàn thiện.
b. Phương pháp điều tra
Điều tra là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên một diện rộng nhằm phát hiện các quy luật phân bố, trình độ phát triển, đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Kết quả của phương pháp điều tra là những thông tin quan trọng về đối tượng nghiên cứu làm cơ sở thực tiễn để đề xuất các giải pháp.
Phương pháp điều tra gồm 2 loại: điều tra cơ bản và điều tra xã hội học.
+ Điều tra cơ bản
Điều tra cơ bản là khảo sát sự hiện diện của các đối tượng để nghiên cứu quy luật phân bố, đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (cả định tính và định lượng).
+ Điều tra xã hội học
Điều tra xã hội học là điều tra quan điểm, thái độ của công chúng về một sự kiện chính trị, xã hội, một hiện tượng văn hóa, thị hiếu cảm thụ,...
Một số ví dụ về điều tra xã hội học: điều tra về nguyện vọng nghề nghiệp của thanh niên, điều tra về uy tín của một chính khách, điều tra hay trưng cầu ý dân ý về một đạo luật mới
c. Phương pháp thực nghiệm khoa học
Là phương pháp thu thập các sự kiện trong những điều kiện được tạo ra một cách đặc biệt (tạo ra kinh nghiệm mới, lý thuyết mới để khẳng định những mối liên hệ dự kiến sẽ có trong những điều kiện mới) đảm bảo cho sự thể hiện tích cực, chủđộng của các hiện tượng, sự kiện nghiên cứu. Nói cách khác: Là chủ động gây ra hiện tượng nghiên cứu trong những điều kiện khống chế, nhờ đó có thể lặp lại nhiều lần, tách bạch ra và biến thiên từngnhân tố tác động và đánh giá, đo đạc tỉ mỉ sự biến đổi của hiệu quả theo sự biếnthiên ấy.- Phương pháp thực nghiệm khoa học là một trong các phương pháp cơ bảntrong nghiên cứu khoa học. Song chỉ được sử dụng khi và chỉ khi đặt ra bài toánlàm sáng tỏ các mối liên hệ, sự phụ thuộc, giữa các hiện tượng nghiên cứu và sự thể hiện các giả định, kiểm định các giả thuyết.Có 3 điều kiện để sử dụng phương pháp thực nghiệm khoa học :
+ Biết được chính xác những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự nảy sinh và diễn biến của các hiện tượng nghiên cứu.
+ Xác định được những nguyên nhân của các hiện tượng do vạch ra được cácđiều kiện ảnh hưởng.
+ Lặp lại thí nghiệm nhiều lần tuỳ theo ý muốn và như vậy sẽ thu được, tíchluỹ được những tài liệu định lượng mà từ đó có thể phán đoán về tính điển hình hayngẫu nhiên của các hiện tượng nghiên cứu.
Tính chất đặc trưng của phương pháp thực nghiệm:
+ Cho khả năng nghiên cứu các hiện tượng với việc xác định đúng đắn cáctác động quyết định để làm nhanh lên hoặc chậm lại các quá trình.
+ Cho khả năng thực hiện độc lập với môi trường (thực nghiệm trong phòngthí nghiệm).
+ Việc bổ sung nội dung của đối tượng thực hiện bằng các thành phần mớiđể làm thay đổi sự phát triển của đối tượng.
+ Kiểm định các giả thuyết giả định đã nêu ra và có những kết luận về chúng.
+ Giải thích các kết quả nhờ các công cụ và phương tiện đặc biệt.
Yêu cầu cơ bản của việc sử dụng phương pháp thực nghiệm:
+ Không được cản trở hoặc đảo lộn tiến trình hoạt động bình thường của đốitượng nghiên cứu.
+ Chỉ được tiến hành thực nghiệm khi có đầy đủ luận cứ: mục đích; điều kiện(cơ sở lý luận, giả thuyết khoa học, đối tượng, tác động, phương pháp nghiên cứu,địa bàn thực nghiệm, lực lượng tham gia thực nghiệm v.v…); các bước thựcnghiệm; xử lý kết quả; phân tích lý luận; khái quát hoá và hình thành tri thức mới…để tin tưởng rằng việc đưa ra những cái mới đã được kiểm tra vào quá trình nghiêncứu chỉ có thể góp phần nâng cao hiệu quả và thành công của công trình nghiêncứu, ít ra là không gây hậu quả xấu.
Phân loại: thường chia thành hai loại phương pháp thực nghiệm chính:
+ Thực nghiệm tự nhiên.
+ Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm.
Ngoài ra do mục đích và mức độ nghiên cứu người ta còn chia thành các loại phương pháp thực nghiệm khác như:
+ Thực nghiệm thăm dò.
+ Thực nghiệm xét nghiệm.
+ Thực nghiệm định tính.
+ Thực nghiệm định lượng…
d.Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm là phương pháp kết hợp lýluận với thực tế, đem lý luận phân tích thực tế, từ phân tích thực tế lại rút ra lý luậncao hơn.Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm là phương pháp xem xét lạinhững thành quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ để rút ra những kết luận bổích cho khoa học và thực tiễn.
Tổng kết kinh nghiệm thường hướng vào các hoạt động xã hội và được tiếnhành như sau:
- Phát hiện các sự kiện điển hình, các sự kiện này có ảnh hưởng lớn đối vớicuộc sống và hoạt động thực tiễn.
- Gặp gỡ, trao đổi với những nhân chứng, những người đã trực tiếp tham giasự kiện để họ mô tả, bày tỏ cảm xúc, đưa ra nhận định, đánh giá về nguyên nhân vàdiễn biến sự kiện.
- Lặp lại mô hình sự kiện, khôi phục lại sự kiện đã xảy ra.
- Phân tích từng mặt của sự kiện, những nguyên nhân, hoàn cảnh xuất hiện,diễn biến sự kiện theo trình tự lịch sử.
- Dựa trên một lý thuyết khoa học để chứng minh, để giải thích sự kiện, tìm ranhững kết luận thực sự khách quan về bản chất và quy luật phát triển của sự kiện,rút ra những bài học cần thiết, sau đó cần được phổ biến, tuyên truyền rộng rãinhững bài học rút ra được qua phân tích và tổng kết kinh nghiệm.
Để thực hiện phân tích và tổng kết kinh nghiệm cần tuân theo quy trình gồmcác bước sau:
+ Bước chuẩn bị:
• Xác định chính xác tiêu đề của kinh nghiệm.
• Cần theo dõi các công trình khoa học, các kinh nghiệm tiên tiến đã đượccông bố để tránh tình trạng công bố sau.
• Trao đổi ý kiến với các nhà khoa học, bạn đồng nghiệp, để xác định tiêu đềmột cách chuẩn xác và khẳng định kết quả kinh nghiệm của mình.
+ Bước thu thập tài liệu:
• Thu thập tư liệu về lý luận, vì bất kì một kinh nghiệm, công trình khoa họcnào cũng phải dựa trên một cơ sở lý luận, một luận điểm lý thuyết nào đó.
• Tập hợp và xử lý các kết quả đã đạt được của kinh nghiệm.
+ Viết kinh nghiệm.
• Lập cấu trúc lôgic của bài viết.
• Viết kinh nghiệm: thể hiện tính khẳng định quan điểm của mình, có cơ sở khoa học và thực tiễn. Những kinh nghiệm cần đạt những tiêu chuẩn sau:Tính cấp thiết và tính triển vọng.Có chứa những nhân tố mới.Có kết quả cao và ổn định.Tính tối ưu…
+ Công bố hoặc bảo vệ kinh nghiệm.
e. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia là phương pháp điều tra qua đánh giá của các chuyêngia về vấn đề, một sự kiện khoa học nào đó.Thực chất đây là phương pháp sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá củacác chuyên gia có trình độ cao để xem xét, nhận định một vấn đề, một sự kiện khoahọc để tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề, sự kiện đó.Phương pháp chuyên gia rất cần thiết cho người nghiên cứu không chỉ trongquá trình nghiên cứu mà còn cả trong quá trình nghiệm thu, đánh giá kết quả, hoặcthậm chí cả trong quá trình đề xuất giả thuyết nghiên cứu, lựa chọn phương phápnghiên cứu, củng cố các luận cứ…..Phương pháp chuyên gia là phương pháp có ý nghĩa kinh tế, nó tiết kiệm vềthời gian, sức lực, tài chính để triển khai nghiên cứu. Tuy nhiên nó chủ yếu dựatrên cơ sở trực cảm hay kinh nghiệm của chuyên gia, vì vậy chỉ nên sử dụng khicác phương pháp không có điều kiện thực hiện, không thể thực hiện được hoặc cóthể sử dụng phối hợp với các phương pháp khác.
Để sử dụng có hiệu quả phương pháp chuyên gia, người nghiên cứu cần chú ý:
+ Lựa chọn đúng chuyên gia có năng lực, kinh nghiệm về lĩnh vực nghiêncứu, trung thực, khách quan trong nhận định, đánh giá.
+ Lựa chọn những vấn đề cần tham vấn với những mục đích cụ thể để sử dụngchuyên gia phù hợp
2.Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là phương pháp thu thập thông tin thôngqua đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệmvà tư tưởng cơ bản là cơ sở cho lý luận của đề tài, hình thành giả thuyết koa học, dự đoán những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu , xây dựng những mô hìh lý thuyết haythực nghiệm ban đầu.
-Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết ( còn gọi là phương pháp nghiêncứu tài liệu) , người nghiên cứu cần hướng vào thu thập và xử lý ngững thông tin sau :
+ Cơ sở lý thuyết liên quan đến xhủ đề nghiên cứu của mình
+ Thành tựu lý thuyết đã đạt được liên quan trực tiếp đến chủ đề nghiên cứu
+ Các kết quả nghiên cứu cụ thể đã công bố trên ác ấn phẩm
+ Số liệu thống kê.
+Chủ trương, chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu
a. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Nghiên cứu lý thuyết thường bắt đầu từ phân tích các tài liệu để tìm ra cấutrúc, các xu hướng phát triển của lý thuyết. Từ phân tích lý thuyết, lại cần tổng hợpchúng lại để xây dựng thành một hệ thống khái niệm, phạm trù tiến tới tạo thành lýthuyết khoa học mới.
Phương pháp phân tích lý thuyết: là phương pháp phân tích lý thuyết thànhnhững mặt, những bộ phận, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết từ đó chọn lọc nhữngthông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Phân tích lý thuyết bao gồm những nội dung sau:
+ Phân tích nguồn tài liệu (tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, tàiliệu lưu trữ thông tin đại chúng). Mỗi nguồn có giá trị riêng biệt.
+ Phân tích tác giả (tác giả trong hay ngoài ngành, tác giả trong cuộc hayngoài cuộc, tác giả trong nước hay ngoài nước, tác giả đương thời hay quá cố). Mỗitác giả có một cái nhìn riêng biệt trước đối tượng.
+ Phân tích nội dung (theo cấu trúc logic của nội dung).
Phương pháp tổng hợp lý thuyết: là phương pháp liên quan kết những mặt,những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập đượcthành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủđề nghiên cứu.
Tổng hợp lý thuyết bao gồm những nội dung sau:
+ Bổ sung tài liệu, sau khi phân tích phát hiện thiếu hoặc sai lệch.
+ Lựa chọn tài liệu chỉ chọn những thứ cần, đủ để xây dựng luận cứ.
+ Sắp xếp tài liệu theo lịch đại (theo tiến trình xuất hiện sự kiện để nhận dạngđộng thái); sắp xếp tài liệu theo quan hệ nhân - quả để nhận dạng tương tác.
+ Làm tái hiện quy luật. Đây là bước quan trọng nhất trong nghiên cứu tàiliệu, chính là mục đích của tiếp cận lịch sử.
+ Giải thích quy luật. Công việc này đòi hỏi phải sử dụng các thao tác logic đểđưa ra những phán đoán về bản chất các quy luật của sự vật hoặc hiện tượng.
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp có quan hệ mật thiết với nhau tạothành sự thống nhất không thể tách rời: phân tích được tiến hành theo phươnghướng tổng hợp, còn tổng hợp được thực hiện dựa trên kết quả của phân tích.
b. Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết
- Phương pháp phân loại lý thuyết: là phương pháp sắp xếp các tài liệu khoahọc thành hệ thống logic chặt chẽ theo từng mặt, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đềkhoa học có cùng dấu hiệu bản chất, có cùng hướng phát triển để dễ nhận biết, dễsử dụng theo mục đích nghiên cứu, giúp phát hiện các quy luật phát triển của đốitượng, sự phát triển của kiến thức khoa học để từ đó dự đoán được các xu hướng phát triển mới của khoa học và thực tiễn.
- Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết: là phương pháp sắp xếp những thôngtin đa dạng thu thập được từ các nguồn, các tài liệu khác nhau thành một hệ thốngvới một kết cấu chặt chẽ (theo quan điểm hệ thống – cấu trúc của việc xây dựngmột mô hình lý thuyết trong nghiên cứu khoa học) để từ đó mà xây dựng một lýthuyết mới hoàn chỉnh giúp hiểu biết đối tượng được đầy đủ và sâu sắc hơn.
- Phân loại và hệ thống hóa là hai phương pháp đi liền với nhau. Trong phânloại đã có yếu tố hệ thống hóa. Hệ thống hóa phải dựa trên cơ sở phân loại và hệthống hóa làm cho phân loại được hợp lý và chính xác hơn
c. Phương pháp mô hình hóa
Mô hình hóa là một phương pháp khoa học để nghiên cứu các đối tượng, cácquá trình … bằng cách xây dựng các mô hình của chúng (các mô hình này bảo toàncác tính chất cơ bản được trích ra của đối tượng đang nghiên cứu) và dựa trên môhình đó để nghiên cứu trở lại đối tượng thực.
I) Mô hình
Mô hình là một hệ thống các yếu tố vật chất hoặc ý niệm (tư duy) để biểudiễn, phản ánh hoặc tái tạo đối tượng cần nghiên cứu, nó đóng vai trò đại diện, thaythế đối tượng thực sao cho việc nghiên cứu mô hình cho ta những thông tin mớitương tự đối tượng thực
2) Phương pháp mô hình hóa
Phương pháp mô hình hóa là một phương pháp khoa học bằng việc xây dựngmô hình của đối tượng nghiên cứu, sao cho việc nghiên cứu mô hình cho ta nhữngthông tin (về thuộc tính, cấu trúc, chức năng, cơ chế vận hành ….) tương tự đốitượng nghiên cứu đó.
Cơ sở logic của phương pháp mô hình hóa là phép loại suy. Phương pháp môhình hóa cho phép tiến hành nghiên cứu trên những mô hình (vật chất hay ý niệm(tư duy)) do người nghiên cứu tạo ra (lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn đối tượng thực)để thay thế việc nghiên cứu đối tượng thực. Điều này thường xảy ra khi ngườinghiên cứu không thể hoặc rất khó nghiên cứu đối tượng thực trong điều kiện thựctế.
Phương pháp mô hình hóa xem xét đối tượng nghiên cứu như một hệ thống(tổng thể), song tách ra từ hệ thống (đối tượng) các mối quan hệ, liên hệ có tính quyluật có trong thực tế nghiên cứu, phản ánh được các mối quan hệ, liên hệ đó củacác yếu tố cấu thành hệ thống - đó là sự trừu tượng hóa hệ thống thực
d. Phương pháp giả thuyết (phương pháp đề xuất và kiểm chứng giảthuyết)
Phương pháp giả thuyết là phương pháp nghiên cứu đối tượng bằng cách dựđoán bản chất của đối tượng và tìm cách chứng minh các dự đoán đó.
Phương pháp giả thuyết có hai chức năng: dự báo và dẫn đường, nó đóng vaitrò là một phương pháp nhận thức, phương pháp nghiên cứu khoa học.
- Trong nghiên cứu khoa học, khi phát hiện ra vấn đề khoa học, người nghiêncứu thường so sánh hiện tượng chưa biết với hiện tượng đã biết, từ tri thức cũ vớitrí tưởng tượng sáng tạo mà hình dung ra cái cần tìm. Đó chính là thao tác xâydựng giả thuyết. Chỉ khi nào đề xuất được giả thuyết thì công việc nghiên cứu khoahọc mới thực sự bắt đầu.
- Vì giả thuyết là một kết luận giả định, một dự báo dựa trên cơ sở phán đoán,suy lý nên giả thuyết có thể phù hợp, không hoàn toàn phù hợp hoặc không phùhợp. Người nghiên cứu cần phải chứng minh, thông thường được thực hiện bằnghai cách:
+ Chứng minh trực tiếp: là phép chứng minh dựa vào các luận chứng chân xácvà bằng các quy tắc suy luận để rút ra tính chân xác của luận đề. Nói cách khác:chứng minh trực tiếp là phép chứng minh trong đó tính chân xác của tất cả các cứluận.
+ Chứng minh gián tiếp: là phép chứng minh khẳng định rằng phản luận đề là phi chân xác (giả dối) và từ đó rút ra kết luận đề chân xác. Nói cách khác: chứngminh gián tiếp là phép chứng minh trong đó tính chân xác của luận đề được chứngminh bằng tính phi chân xác của phản luận đề.
Với tư cách là một phương pháp biện luận, phương pháp giả thuyết được sửdụng như là một thử nghiệm của tư duy, thử nghiệm được sử dụng như là một thửnghiệm của tư duy, thử nghiệm thiết kế các hành động lý thuyết, trong đó suy diễnđể rút ra kết luận chân xác từ giả thuyết là một thao tác logic quan trọng của quátrình nghiên cứu khoa học
e. Phương pháp nghiên cứu lịch sử
Phương pháp nghiên cứu lịch sử là phương pháp nghiên cứu bằng cách tìmnguồn gốc phát sinh (nguồn gốc xuất xứ, hoàn cảnh nảy sinh), quá trình phát triểnvà biến hóa (điều kiện, hoàn cảnh, không gian, thời gian…. có ảnh hưởng) để pháthiện bản chất và quy luật vận động của đối tượng.
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử yêu cầu người nghiên cứu làm rõ quá trình phát sinh, phát triển cụ thể của đối tượng, phải nắm được sự vận động cụ thể trongtoàn bộ tính phong phú của nó, phải bám sát đối tượng, theo dõi những bước quanhco, những cái ngẫu nhiên, tất yếu của lịch sử, những tính phức tạp muôn màu muônvẻ trong các hoàn cảnh khác nhau và theo một trật tự thời gian nhất định …. từ đó phát hiện sợi dây lịch sử, đó chính là mục đích của mọi hoạt động nghiên cứu khoahọc.
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử trong nghiên cứu lý thuyết còn được sửdụng để phân tích các tài liệu lý thuyết đã có nhằm phát hiện xu hướng, các trường phái nghiên cứu… từ đó xây dựng tổng quan về vấn đề nghiên cứu còn gọi là lịchsử nghiên cứu vấn đề.
Nghiên cứu lịch sử vấn đề là cơ sở để phát hiện những thành tựu lý thuyết đãcó nhằm thừa kế, bổ sung và phát triển các lý thuyết đó, hoặc phát hiện những thiếusót, không hòan chỉnh trong các tài liệu đã có… từ đó tìm thấy chỗ đứng của đề tàinghiên cứu của từng cá nhân.
3. Các phương pháp toán học trong nghiên cứu khoa học
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học hiện đại đã dẫn đến 2 xu hướng phát triển trong nckh :
- Một là : Khoa học sử dụng các thiết bị kĩ thuật hiện đại để tiến hành các hoạt động nghiên cứu.Các thiết bị kĩ thuật là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc quan sát, thực nghiệm và xử lý các tìa liệu thu thập được.
- Hai là : khoa học đã sử dụng các lý thuyết toán học vào việc tìm ra các lý thuyết chuyên ngành.Xu hướng “toán học hóa” mở ra các con đường mới giúp giúp khoa học đạt tới độ chính xác, sâu sắc để từ đó khám phá bản chất và các quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu
Ngày nay, trong nghiên cứu khoa học đã sử dụng các lý thuyết toán học vàoviệc tìm ra các lý thuyết chuyên ngành, xu hướng toán học hoá mở ra con đườngmới giúp cho khoa học đạt tới mức độ chính xác, sâu sắc để từ đó khám phá ra bảnchất và quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.
Khoa học hiện đại sử dụng toán học với hai mục đích:
- Sử dụng toán thông kê như một công cụ xử lý các tài liệu (xử lý các thôngtin định lượng được trình bày dưới dạng: con số rời rac, bảng số liệu, biểu đồ, đồthị, xử lý thông tin định tính bằng biểu đồ) đã thu thập được từ các phương phápnghiên cứu khác nhau như: quan sát, điều tra, thực nghiệm… làm cho các kết quảnghiên cứu trở nên chính xác, đảm bảo độ tin cậy.
- Sử dụng các lý thuyết toán học (như: thống kê xác suất, các phương tiện củalý thuyết tập hợp, của lôgic và của đại số…), và phương pháp lôgic học (như: phântích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch…), sử dụng các máy tính điện tử với các kỹ thuậtvi xử lý… để xây dựng các lý thuyết chuyên ngành. Nhiều công thức toán học đượcdùng trong tính toán các thông số có liên quan tới đối tượng, từ đó tìm ra được cácquy luật của đối tượng.
Các phương pháp toán học đảm bảo cho quá trình nghiên cứu khoa học điđúng hướng, nhất quán, cũng như trong trình bày kết quả nghiên cứu thành một thống lôgic và đồng thời tạo lập các ngôn ngữ khoa học chính xác có tính thuyết phục cao
Trong nghiên cứu khoa học tự nhiên.Toán học thật là một công cụ đắc lực.Khoa học tự nhiên và Toán học đi liền như hình với bóng, thiếu vắng phương pháp toán học không thể tiến hành nghiên cứu khoa học tự nhiên.
Trong nghiên cứu khoa học xã hội từ sự xác định, chọn mẫu nghiên cứu, Toán học đã tham gia một cách tích cực và khi xử lý tài liệu, Toán học đã làm tăng tính chính xác khách quan của các kết quả nghiên cứu và nhờ đó các kết luận của các công trình nghiên cứu đó có tính thuyết phục cao hơn.
Phần 2 điểm.trong phần này chủ yếu tập trung vào các mục chính của phần xây dựng đề tài
Câu 2. Quy trình lập đề tài nghiên cứu chi tiết
XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
Đề cương nghiên cứu là văn bản dự kiến mội dung công trình và các bước tiếnhành để trình cơ quan và tổ chức tài trợ phê duyệt và là cơ sở để làm việc với cácđồng nghiệp.
Nội dung của đề cương nghiên cứu bao gồm:
(1) Lý do chọn đề tài ( hay tính cấp thiết của đề tài)
Lý do chọn đề tài thường xuất phát từ những yêu cầu của thực tế công tác màngười nghiên cứu đảm nhiệm, hay từ việc phát hiện những thiếu sót, những hạn chếtrong nghiên cứu lý thuyết chuyên ngành cần phải bổ sung mà việc nghiên cứu nàysẽ đem lại lợi ích hiện tại cho tương lai của nghiên cứu khoa học và thực tiễn.
Trình bày lý do chọn đề tài là trình bày mục đích nghiên cứu. Người nghiêncứu phải trả lời được các câu hỏi: tại sao nghiên cứu đề tài này? tại sao chủ đề nàycần được xem xét?…
Khi thuyết minh lý do chọn đề tài, người nghiên cứu cần làm rõ các nội dungsau:
Phân tích sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu: là rõ mức độ nghiên cứu của cáccông trình đi trước; chỉ ra những mặt còn hạn chế và tìm thấy những điều mà đề tàicó thể thừa, bổ sung và phát triển…để chứng minh và đề xuất nghiên cứu đề tàimới này không lặp lại kết quả nghiên cứu trước đã công bố.
Giải thích rõ ràng, tường minh lý do lựa chọn của tác giả về mặt lý thuyết, vềmặt thực tiễn, về tính cấp thiết về năng lực nghiên cứu và sở thích cá nhân.
(2) Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Xác định khách thể và đối tượng nghiên cứu là thao tác bản chất của qúa trìnhnghiên cứu khoa học. Khi xác định được đối tượng nghiên cứu bao giờ cũng đụngchạm đến hai phạm trù liên quan:khách thể nghiên cứu và đối tượng khảo sát (đãtrình bày ở mục III chương II).
(3) Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Giới hạn của đề tài là phạm vi mà đề tài phải thực hiện. Còn phạm vi nghiêncứu là một phần giới hạn của nghiên cứu liên quan đến đối tượng khảo sát và nộidung nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu bao gồm những giới hạn về không gian củađối tượng khảo sát, giới hạn quỹ thời gian để tiến hành nghiên cứu và giới hạn quymô nghiên cứu được xử lý.
(4) Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu được cụ thể hoá dưới dạng cây mục tiêu rất cần trongviệc phân tích cụ thể hoá nội dung và tổ chức nghiên cứu .- Nhiệm vụ nghiên cứu được xác định căn cứ vào cây mục tiêu, đó là nội dungcụ thể để thực hiện mục tiêu. Một luận nghiên cứu văn thạc sĩ, một luận án tiến sĩ thường có ba nhiệm vụ:
•Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
•Phân tích làm rõ bản chất và quy luật của đối tượng nghiên cứu ( thông qua phân tích lý thuyết và những số liệu thu thập được trong quá trình khảo sát thựctrạng)
•Đề xuất những giải pháp ứng dụng cải tạo hiện thực
(1) Giả thuyết khoa học
Giả thuyết khoa học là mô hình giả định, một dự đoán về bản chất của đốitượng nghiên cứu. Giả thuyết có chức năng tiên đoán bản chất sự kiện, đồng thời làchức năng chỉ đường để khám phá đối tượng.Một giả thuyết được xây dựng cần thoả mãn các yêu cầu sau:
•Giả thuyết phải có tính thông tin về sự kiện, nghĩa là có khả năng giải thíchđược sự kiện cần nghiên cứu .
•Giả thuyết có thể được kiểm chứng được bằng thực nghiệm.
(2) Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học, người nghiên cứu thường phải sửdụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể ( phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phương pháp toán học…), phải lựa chọn xem phương pháp nào phù hợp với đặc điểm của đề tài và yêu cầu nghiên cứu của mình.
(3) Cái mới của đề tài
Cái mới của công trình khoa học là những thông tin khoa học mà tác giả làngười đầu tiên tìm ra, chúng có giá trị đối với việc bổ sung, phát triển lý thuyết cóhoặc là những giải pháp ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn.Cái mới là giá trị thực sự của công trình khoa học và cũng là tiêu chuẩn đểcông trình nghiên cứu được bảo vệ thành công.
(5) Quan điểm nghiên cứu
(Từ Nội dung nghiên cứu → xác định Quan điểm nghiên cứu/Phương pháp luận và Phương pháp nghiên cứu tương thích. Nội dung nào phương pháp đó).
Để giải quyết những nội dung nghiên cứu trên, đề tài cần vận dụng những quan điểm nghiên cứu nào cho phù hợp với mục đích nghiên cứu đã đề ra. Quan điểm nghiên cứu phải phù hợp với trình độ phát triển của thời đại, đường lối chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của đơn vị, của các điều kiện cho phép,... Các quan điểm thường được vận dụng vào Quản lý tài nguyên & môi trường là:
- Quan điểm hệ thống: nghiên cứu các đối tượng một cách hệ thống, xem xét các đối tượng trong mối quan hệ biện chứng; các đối tượng nghiên cứu phải nằm trong một hệ thống. (ví dụ, trong Địa lý Tự nhiên: Cấu trúc đứng của hệ thống bao gồm tập hợp các đặc tính và mối quan hệ của các hợp phần trên phạm vi lãnh thổ nghiên cứu: cấu trúc địa chất, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, sinh vật, khoáng sản; Cấu trúc ngang bao gồm các đơn vị lãnh thổ thành phần trong phạm vi lãnh thổ nghiên cứu và các mối quan hệ giữa chúng; Cấu trúc động lực là các chức năng nội tại của hệ thống và các tác nhân có vai trò làm cho quan hệ cấu trúc được hài hoà và hệ thống hoạt động tốt.
- Quan điểm lãnh thổ: trên cơ sở sự phân hoá theo không gian của tự nhiên, phạm vi lãnh thổ nghiên cứu cần gắn với một đơn vị lãnh thổ cụ thể; được chia ước lệ bằng các ranh giới thẳng đứng theo nguyên tắc đồng nhất tương đối và các ranh giới nằm ngang theo nguyên tắc mất dần ảnh hưởng. Nghiên cứu địa lý tự nhiên một lãnh thổ không được bỏ sót một khoanh vi (đơn vị lãnh thổ thành phần) nào đồng thời một đơn vị lãnh thổ thành phần không được nằm trong nhiều nhóm, kiểu loại khi gộp nhóm, kiểu loại.
- Quan điểm động lực - hình thái: từ hình thái của đối tượng ở thời điểm hiện tại, đề tài đi vào nghiên cứu động lực phát triển của đối tượng trong quá khứ, hiện tại và dự báo sự phát triển của đối tượng nghiên cứu trong tương lai.
- Quan điểm phát triển bền vững: nghiên cứu vấn đề không nhìn nhận vấn đề bằng lôgic của mục đích cần hướng tới mà tôn trọng quy luật phát triển của tự nhiên; chia sẻ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên giữa hiện tại và các thế hệ mai sau.
- Quan điểm sinh thái môi trường: áp dụng để xây dựng các mô hình có cơ cấu sinh học tương tự môi trường tự nhiên từng tồn tại và phát triển thuận lợi/hiệu quả cao về kinh tế và môi trường trong quá khứ và hiện tại; đồng thời loại bỏ các thành phần sinh học phát triển không thuận lợi hoặc không đem lại hiệu quả kinh tế và môi trường như mong muốn.
- Quan điểm thực tiễn: trên cơ sở thực trạng của vấn đề nghiên cứu, đề ra các giải pháp/mô hình ứng dụng cho phạm vi/vấn đề nghiên cứu).
(Khi trình bày Quan điểm nghiên cứu, không nhất thiết nhắc lại nội dung của quan điểm đó nhưng nhất thiết phải trình bày được quan điểm đó vận dụng vào nghiên cứu vấn đề nào trong đề tài một cách cụ thể. Ví dụ:
+ Quan điểm hệ thống: Cấu trúc đứng gồm những hợp phần nào, Cấu trúc ngang gồm những đơn vị lãnh thổ cơ sở nào, bộ phận nào; Cấu trúc động lực (Cấu trúc chức năng) trong đề tài là những gì? (chủ yếu nêu các chủ trương, định hướng phát triển, quy hoạch của các cấp chính quyền).
+ Quan điểm hình thái - động lực (có trong khoa học xã hội - nhân văn thường vận dụng Quan điểm lịch sử - viễn cảnh) được vận dụng vào đề tài để nghiên cứu/giải thích hiện trạng của sự việc bằng những lý do, nguyên nhân của các hoạt động đã xẩy ra trong quá khứ.
+ Quan điểm phát triển bền vững và một số quan điểm khác (Nông nghiệp bền vững, Nông nghiệp xanh,…) thường được vận dụng vào việc đề xuất các giải pháp: trong đề tài sẽ vận dụng như thế nào vào các giải pháp đó?)
(6)Phương pháp nghiên cứu (Lựa chọn phương pháp nào tương thích để giải quyết những nội dung của đề tài).
Phương pháp nghiên cứu là cách thức, con đường, hệ thống các nguyên tắc, thao tác,... để nhận thức, khám phá đối tượng, tạo ra những hệ thống kiến thức về đối tượng nhằm đạt mục đích nghiên cứu, giải quyết nhiệm vụ/nội dung nghiên cứu. Một đề tài cần sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu bao gồm các phương pháp hiểu theo nghĩa rộng (ví dụ: Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, Phương pháp dạy học tích cực hoá người học,...) và cả phương pháp cụ thể (ví dụ: các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, các phương pháp nghiên cứu thực tiễn; các phương pháp đánh giá tài nguyên, phương pháp đánh giá nông thôn nhanh, phương pháp tham khảo/phỏng vấn chuyên gia; các phương pháp toán học; các phương pháp trắc nhiệm,...).
Khi đưa ra các phương pháp nghiên cứu cần phải trình bày phương pháp đó vận dụng vào để nghiên cứu những nội dung gì trong đề tài. Đồng thời một vấn đề có thể cần vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu. Tác giả cần tránh việc liệt kê các phương pháp mà không nêu được yêu cầu này.
(7) Dàn ý nội dung của công trình nghiên cứu
Dàn ý nội dung dự kiến của công trình nghiên cứu thông thường gồm ba phầnchính: mở đầu, nội dung, kết luận và khuyến nghị. Trong đó, phần nội dung đượcchia thành các chương, mục, tiểu mục( số lượng chương, mục, tiểu mục tuỳ thuộcđặc điểm của đề tài, khối lượng nội dung, cách trình bày của tác giả…)
Chẳng hạn:
Một luận án tiến sĩ ít nhất có ba chương:
Chương I: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
Chương II: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
Chương III: Với tên gọi có thể khác nhau, nhưng chủ yếu trình bày: trình bàykết quả thực nghiệm; khẳng định giả thuyết; những bài học rút ra từ kết quả nghiêncứu; những giải pháp đề xuất để giải quyết các tồn tại của đề tài hoặc hướng dẫnthực tiễn
Phần 3 điểm. Nằm trong bài giữa kì chúng ta đã làm
ĐỀ CƯƠNG PPNCKH
Câu 5 điểm
Câu 1 : Trình bày đề cương một đề tài nc khoa học mà anh/chị dự kiến đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành QLTNMT ?
Chú ý : Nghe thầy Khang nói đây là câu 5 điểm nha mọi người
Lấy dàn ý của bài điều kiện mà làm nak.
Ghi theo các mục sau nak :
Đề cương gồm các phần:
1. Mở đầu : tại sao nghiên cứu đề tài này ? ?
ý nghĩ thực tiễn và ý nghĩa lý luận ?
Mục đích,mục tiêu nghiên cứu
2. Vấn đề nghiên cứu và luận điểm của tác giả
3. Phương pháp ,cơ sở lý luận,cơ sở thực tiễn
4. Phần kết quả nghiên cứu : phần này là phần quan trọng nhất của bài báo
5. Phần kết luận và kiến nghị :
Kết luận những gì mà kết quả đạt được. Không kết luận những gì ko chắc chắn,mơ hồ.
kết luận những gì mà mục đích đề tài đã nêu ra,nội dung nghiên cứu đạt được.Ko kết luận chung chung.
Phần tài liệu tham khảo
Tham khảo tài liệu nào thì đưa những tài liệu ấy vào.tài liệu nào ko tham khảo thì ko đưa vào.tránh tình trạng cố đưa cho nhiều,cho đủ mặt.Sắp xếp đúng quy trình,quy phạm.
Phần phụ lục
Câu 2 : Anh/ chị hãy trình bày một đề tài nghiên cứu với các nội dung sau đây :
Cho biết tên đề tài ?
Vẽ cây mục tiêu
Cho biết đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Câu 3 : Anh / chị hãy xây dựng và chứng minh giả thiết khoa học :
Tên đề tài
Chỉ rõ các câu hỏi nghiên cứu
Trình bày một giả thuyết khoa học
Câu 4 : Anh/ chị hãy chọn một đề tài khoa học với chủ đề về phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay
tên đề tài
Vẽ cây mục tiêu
cho biết đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Câu 5 : Anh / chị hãy cho biết đề tài nghiên cứu hoặc dự kiến nghiên cứu
Tên đề tài
chỉ rõ vấn đề cần nghiên cứu
Câu 3 điểm
câu 1 :Nghiên cứu khoa học là gì ? Trình bày các loại hình nghiên cứu khoa học ?
Nghiên cứu khoa : Là sự tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết
+ Giải đáp những vấn đề khoa học. Hoặc phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới
+ Hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con người.
Các loại hình nghiên cứu khoa học : Gồm
1. Phân loại theo chức năng nghiên cứu
a. Nghiên cứu mô tả:
- Là nghiên cứu nhằm đưa ra một hệ thống tri thức về nhận dạng sự vật, giúp phân biệt được sự khác nhau về bản chất giữa sự vật này với sự vật khác
- Mô tả hình thái, động thái, tương tác
- Mô tả định tính, định lượng của sự vật
b. Nghiên cứu giải thích:
- Nhằm làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và quy luật chi phối quá trình vận động của sự vật
- Giải thích nguồn gốc, động thái, cấu trúc, tương tác, hậu quả, quy luật chung chi phối quá trình vận động của sự vật
c. Nghiên cứu giải pháp:
- Nhằm làm ra một sự vật mới chưa từng tồn tại
- Luôn hướng tới sự sáng tạo các giải pháp làm biến đổi thế giới
d. Nghiên cứu dự báo:
- Nhằm nhận dạng trạng thái của sự vật trong tương lai
2. Phân loại theo các giai đoạn nghiên cứu
a. Nghiên cứu cơ bản:
- Nhằm phát hiện thuộc tính, cấu trúc, động thái của sự vật;
- Sản phẩm: sự khám phá, phát hiện, phát minh, hình thành một hệ thống lý thuyết có giá trị tổng quát ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khoa học
b. Nghiên cứu ứng dụng:
- sự vận dụng quy luật được phát hiện từ nghiên cứu cơ bản để giải thích một sự vật
- Tạo ra những nguyên lý mới về các giải pháp và áp dụng vào sản xuất, đời sống
c. Nghiên cứu triển khai:
- sự vận dụng các lý thuyết để đưa ra các hình mẫu, các mô hình với các tham số khả thi về kỹ thuật
Câu 2 : Nghiên cứu khoa học là gì ? Trình bày các đặc trưng của NCKH.
Nghiên cứu khoa : Như trên
Các đặc trưng của NCKH :
Câu 3 : Nêu rõ sự phân biệt giữa sáng chế,phát hiện,phát minh về thuộc tính bản chất,ý nghĩa thương mại,bảo hộ pháp lý khả năng áp dụng trực tiếp vào sản xuất và vai trò lịch sử
phát hiện phát minh sáng chế
Bản chất Nhận ra vật thể,chất,trường hoặc quy luật xã hội vốn tồn tại Nhận ra quy luật tự nhiên,quy luật toán học vốn tồn tại Tạo ra phương tiện mới về nguyên lý kỷ thuật,chưa từng tồn tại
Ý nghĩa thương mại ko ko Có
Bảo hộ pháp lý Bảo hộ tác phẩm về quyền tác giả Bảo hộ tác phẩm về quyền tác giả Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Khả năng áp dụng vào trực tiếp vào sản xuất Không trực tiếp mà qua các giải pháp vận dụng Không trực tiếp mà qua các sáng chế Có thể áp dụng trực tiếp hoặc qua thử nghiệm
Vai trò lịch sử Tồn tại cùng lịch sử Tồn tại cùng lịch sử Tiêu vong theo sự tiến bộ của công nghệ
Câu 4 : Anh/ chị hãy trình bày cấu trúc lôgic của mộ phép chứng minh luận điểm khoa học.
Trả lời : Một phép chứng minh đều có cấu trúc chung gồm 3 bộ phận là :
Luận đề : Là một phán đoán mà tính chân lý của nó cần phải được làm sáng tỏ,bằng chứng minh.
Luận cứ : là những phán đoán đúng ( chân thực) dùng để chứng minh luận đề. Hay nói cách khác luận cứ là những tiền đề,những cơ sở của quá trình chứng minh.
Luận chứng : là cơ cấu,cách thức sắp xếp tổ chức của phép chứng minh ,nhằm làm cho các yếu tố của luận đề,luận cứ và luận chứng liên hệ với nhau một cách lôgic
Câu 5 : Trình bày những yêu cầu đặt tên khoa học.
Kh¸i niÖm ®Ò tµi: §èi tîng ®Ó nghiªn cøu hoÆc miªu t¶, thÓ hiÖn trong t¸c phÈm khoa häc , lµ mét h×nh thøc tæ chøc nghiªn cøu khoa häc
• §Ò tµi ®Þnh híng cho viÖc tr¶ lêi nh÷ng c©u hái vÒ ý nghÜa häc thuËt
Tên đề tài phản ánh cô đọng nhất nội dung nghiên cứu của đề tài.Tên đề tài khoa học chỉ mang một nghĩa,không được phép hiểu 2 hoặc nhiều nghĩa. Để làm được điều này,người nghiên cứu cần lưu ý những điều sau :
Thứ nhất : tên đề tài không nên đặt bằng những cụm từ có độ bất định cao về thông tin. ví dụ như :
• Về...,suy nghĩ về..., vấn đề.....,............
Thứ hai: cũng cần hạn chế lạm dụng những cụm từ chỉ mục đích để đặt tên đề tài.Cụm từ chỉ mục đích là những cụm từ mở đầu bởi những từ đề,nhằm,góp phần,....Nói lạm dụng,nghĩa là sử dụng một cách thiếu cân nhắc,sử dụng tùy tiện trong những trường hợp không chỉ rõ được nội dung thực tế cần làm,mà chỉ đưa những cụm từ chỉ mục đích để che lấp nội dung mà người NC cũng chưa có đc sự hình dung rõ rệt. Ví dụ..........
Thứ ba : không nên đặt tên đề tài thể hiện tính quá dễ dãi,không đòi hỏi tư duy sâu sắc,như “ chống tham nhũng – hiện trạng,nguyên nhân,giải pháp”
Câu 2 điểm
Câu 1: Đề tài khoa học là gì ? Phân biệt với khái niệm dự án,đề án,chương trình ?
Trả lời :
Đề tài khoa học là một hình thức nghiên cứu khoa học trong đó có một nhóm người cùng thực hiện một nhiệm vụ nghiên cứu.Hay đề tài khoa học là một vấn đề khoa học có chứa một nội dung thông tin chưa biết,cần phải nghiên cứu làm sáng tỏ
Dự án là một loại đề tài có mục đích ứng dụng xác định cụ thể về kinh tế và xã hội.
Đề án là một loại văn kiện được xây dựng để trình một cấp quản lý hoặc một cơ quan tài trợ để xin được thực hiện một công việc nào đó.
Chương trình là một nhóm các đề tài hoặc dự án,được tập hợp theo một mục đích xác định,giữa chúng có tính độc lập tương đối cao.
Câu 2 : Luận điểm khoa học là gì? Trình bày quá trình xây dựng luận điểm khoa học.
Trả lời:
Luận điểm khoa học là một phán đoán về bản chất sự vật.
Luận điểm là kết quả của những suy luận trực tiếp từ nghiên cứu lý thuyết,quan sát hoặc thực nghiệm.
Qúa trình được mô tả như sau:
1) Bắt đầu từ việc quan sát để nắm bắt sự kiện khoa học
2)Phát hiện những mâu thẩn trong sự kiện khoa học
3)Đặt câu hỏi về nguyên nhân và cách xử lý mâu thuẫn đó.Có thể có nhiều câu hỏi được đặt ra.
4) Đưa câu hỏi về sơ bộ,tức giả thuyết,tức luận điểm cần chứng minh của người nghiên cứu về cách xử lý
( mỗi một ý bạn nên đưa ví dụ vào để CM )
Câu 3 : Trình bày phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi.Các ưu và nhược điểm của việc thu thập dữ liệu bằng phương pháp này.
Trả lời :
Sách giáo trình
Câu 4 : Thế nào là câu hỏi mở trong phương pháp điều tra phỏng vấn ? các ưu điểm và nhược điểm của câu hỏi trong việc thu thập dữ liệu bằng phương pháp điều tra phỏng vấn ?
Trả lời : như câu 3
Câu 5 : Trình bày các căn cứ để lựa chọn đề tài khoa học?