Quan điểm: Tính thống nhất vật chất của thế giới - Triết học
1. "Khi chúng ta nói đến tồn tại và chỉ nói đến tồn tại thôi thì tính thống nhất chỉ có thể bao hàm ở chỗ tất cả những đối tượng mà chúng ta nói đến, đều có, đều tồn tại. Chúng được tư duy tập hợp lại trong thể thống nhất của tồn tại ấy, chứ không phải trong thể thống nhất nào khác"
2. "Tính thống nhất của thế giới không phải ở sự tồn tại của nó, mặc dù tồn tại là tiền đề của tính thống nhất của nó, vì trước khi thế giới có thể là một thể thống nhất thì trước hết thế giới phải tồn tại đã... Tính thống nhất thực sự của thế giới là ở tính vật chất của nó, và tính vật chất này được chứng minh không phải bằng vài ba lời lẽ khéo léo của kẻ làm trò ảo thuật, mà bằng một sự phát triển lâu dài và khó khăn của triết học và khoa học tự nhiên"
3. “Tất cả thế giới tự nhiên mà chúng ta có thể nghiên cứu được là một thệ thống, một tập hợp các vật thể khăng khít với nhau"
4. “Vật chất, với tính cách là vật chất, là một sáng tạo thuần túy của tư duy và là một sự trừu tượng. Chúng ta bỏ qua những sự khác nhau về chất của những sự vật, khi chúng ta gộp chúng, với tư cách là những vật tồn tại hữu hình, vào khái niệm vật chất"
5. "Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan đuợc đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác"
6. “Đương nhiên, sự đối lập giữa vật chất và ý thức chỉ có ý nghĩa tuyệt đối trong những phạm vi hết sức hạn chế: trong trường hợp này, chỉ giới hạn trong vấn đề nhận thức luận cơ bản là thừa nhận cái gì là cái có trước và cái gì là cái có sau? Ngoài giới hạn đó, thì không nghi ngờ gì nữa rằng sự đối lập đó là tương đối"
7. "Chủ nghĩa duy vật nói chung thừa nhận rằng tồn tại thực tại khách quan (vật chất) là không phụ thuộc vào ý thức, cảm giác, kinh nghiệm, v.v của loài người. Chủ nghĩa duy vật lịch sử thừa nhận rằng tồn tại xã hội không phụ thuộc vào ý thức của loài người. Trong hai trường hợp đó, ý thức chỉ là phản ánh của tồn tại, nhiều lắm thì cũng chỉ là một phản ánh gần đúng (ăn khớp, chính xác một cách lý tưởng)."

Nguồn:
1,2,3,4 - C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, t.20, tr.66; 67; 520; 751
5,6,7 - V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Tiến Bộ, Mát xcơva, 1980, t.18, tr.151; 173; 404