Diễn đàn Luật Vinh
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn Luật VinhĐăng Nhập

Diễn đàn Luật Vinh, nơi giao lưu chia sẻ kinh nghiệm học tập, việc làm, đời sống sinh viên khoa Luật - Đại học Vinh


description1 vài kinh nghiệm được đúc kết từ 2 năm đi tình nguyện vùng Empty1 vài kinh nghiệm được đúc kết từ 2 năm đi tình nguyện vùng

more_horiz

Chào các bạn! Mình là Đức Tâm, SV năm thứ 3 ngành QLĐĐ, thành viên đội VNXK, quản trị viên của nhóm.


Những ngày gần đây vì có khá nhiều bạn đang thắc mắc về vấn đề đi tình nguyện, đặc biệt là những bạn mới tham gia lần đầu thì ngay sau đây mình sẽ chia sẻ 1 vài kinh nghiệm được đúc kết từ 2 năm dẫn đoàn, giúp các bạn tự tin và sẵn sàng hơn cho chuyến đi sắp tới.

1. Đối với các bạn ĐỘI TRƯỞNG:


- Việc đi tiền trạm tại vùng mà các bạn chịu trách nhiệm dẫn đội là hết sức cần thiết:
+ Làm việc với Lãnh đạo huyện, các bạn cần phải cởi mở bởi ấn tượng ban đầu là rất quan trọng(Ấn tượng tốt thì sẽ được hướng dẫn tận tình hơn).
+ Làm việc với BT Đoàn xã, điều quan trọng nhất là các bạn cần phải làm việc 1 cách chi tiết: Các bạn sẽ ở đâu? Điều kiện sinh hoat như thế nào? Chợ búa, hàng quán gần hay xa? Lượng lương, thực phẩm tại đó có đáp ứng được nhu cầu cần thiết không? Trạm y tế? An ninh có đảm bảo không? Đặc biệt là lượng công việc tương đối mà toàn đội sẽ phải làm để có kế hoạch chuẩn bị.
- Lên kế hoach 1 cách chi tiết nhất cho toàn đội về công việc, phân chia nhóm, nhiệm vụ cụ thể như: nấu ăn, vệ sinh, dạy học, tuyên truyền,văn nghệ... các nhóm thay đổi luân phiên nhau nhưng phải cụ thể và rõ ràng. Đội trưởng là người đứng đầu để phân chia và chịu trách nhiệm chung về tất cả công việc này.
- Nên chuẩn bị lương yếu phẩm cần thiết trước khi đi vì lên đó các bạn sẽ không có nhiều thời gian để đi chợ(chợ ở các vùng huyện thường là chợ phiên hoặc chợ từ rất sớm) như: tôm tép khô, bí, đậu, lạc, gia vị, gạo, dầu ăn,bột giặt,....đủ cho thời gian đội tham gia chiến dịch.
- Hướng dẫn toàn đội(kết hợp và thống nhất với đội phó) phân chia vật dụng chung để mang đi như: bát đĩa môi thìa đũa, chậu, nội cơm,ấm điện,quạt, chiếu, kim chỉ..... vì lên đó các bạn chỉ nhờ mượn được 1 số vật dụng nhưng không thể đủ để phục vụ cho cả đội.
- Đội trưởng là người sẽ phải giao lưu, quan hệ với rất nhiều người, cán bộ, đặc biệt là giao lưu bằng rượu nên các bạn phải chuẩn bị tinh thần,sức khỏe cho tốt và đặc biệt cực kì khéo léo(đi là phải có thêm vài bạn đi cùng, không nên đi 1 mình).
- Lắng nghe ý kiến của mọi người nhưng cũng cần phải quyết đoán trong nhiệm vụ, công việc, hoạt động chung.

2. Đối với CÁ NHÂN


- Tinh thần, nhiệt huyết là điều quan trọng nhất ở các bạn.
- Cứ yên tâm rằng khi tình nguyện viên về hoạt động trên địa bàn các bạn sẽ được quan tâm và được chào đón nhiệt tình nhất.
- Khi đi các bạn nhớ mang theo CÁC VẬT DỤNG CÁ NHÂN của mình như: bót, kem đánh răng, dầu gội, sữa tắm, chăn mỏng, màn, gối, cốc, khăn mặt, đồ mặc thường ngày(ngoài đồ mặc để làm), móc treo đồ(khảng 5 cái)...
- Tham gia tình nguyện các bạn sẽ có thêm nhiều trải nghiệm mới: được tới 1 vùng đất mới, được sinh hoạt cùng cộng đồng dân cư, được sinh hoạt chung, ăn chung, làm chung, nghỉ chung...hơn nữa là quan tâm chăm sóc nhau như anh em 1 nhà nên cứ yên tâm mà đi nha.
- Các bạn cũng sẽ đươc hỗ trợ tối đa nhất về sinh hoat,đi lại...
- Khi mới lên, các bạn sẽ chưa thích nghi kịp thời với điều kiện khí hậu hay sinh hoạt, ăn uống chung nên 1 số bạn bị lạ bụng(Vì không thể đáp ứng theo từng khẩu vị, từng nhu cầu ăn uống của mỗi người được), nhưng yên tâm là 1 vài ngày sau sẽ OK vì mình cũng từng như thếSmile)
- Nên đi ngủ đúng giờ(nhưng cũng không quá sớm, tầm hơn 11h là vừa) vì đảm bảo rằng các bạn sẽ không ngủ sớm được đâu(hơn nữa là còn có những lúc ngồi nói chuyện với nhau tới 2 3h sáng đó. Nhưng cũng phải đảm bảo sức khỏe tối cho công việc của ngày hôm sau nha:)
- Ra ngoài cần phải xin ý kiến của đội trưởng và cần có người đi cũng để đảm bảo an toàn và không để ảnh hưởng chung tới toàn đội.
- Có gì không vừa ý thì cần phải nói ra để giải quyết, không giữ ấm ức trong lòng bởi như thế tinh thần của các bạn sẽ bị giảm và dễ gây mất đoàn kết.

3. Đối với TẬP THỂ


- Đã là tập thể thì cái gì cũng phải tập thể nhé, nhất là khi đi giao lưu,khi làm việc, đảm bảo không tách rời nhóm.
- Nên chuẩn bị 1 cái loa (đi làm mà có tí nhạc thì tinh thần cao hơn hẳn) Smile)
- Băng rôn, cờ đoàn, cờ tổ quốc nên chuẩn bị mỗi thứ 1 cái(khi đi làm thì mang cờ đoàn và cờ tổ quốc đi)
Tập thể đi tới đâu là phải để lại dấu ấn cực kì tốt ở đó nhé, làm việc tận tình,tân tâm và 1 tinh thần thoải mái.
Trên đây là số kinh nghiệm mà mình đã rút ra được muốn chia sẻ và gửi tới tất các bạn. Tuy nhiên vẫn đang còn nhiều thiếu sót nên mong các anh chị đi trước nếu có kinh nghiệm gì thì chia sẻ ở dưới để mọi người cùng học hỏi nhé. 
Cảm ơn tất cả mọi người, chúc tất cả các bạn có 1 mùa tình nguyện THIẾT THƯC-SÁNG TẠO-HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN.
Thân ái!

Được chia sẻ bởi Tâm Đức

description1 vài kinh nghiệm được đúc kết từ 2 năm đi tình nguyện vùng EmptyRe: 1 vài kinh nghiệm được đúc kết từ 2 năm đi tình nguyện vùng

more_horiz
Thực sự khi đi mình chỉ lo mỗi việc thanh niên bản tới chuầy , ko chịu về , 2-3h sáng vẫn tới đập cửa . .. công an xã thì ko phải 24/24 bên cạnh.

Nên những lúc đó các bạn cần :
1, thanh niên tới chơi , cả trai và gái ra tiếp chuyện bình thường. Nhiều bạn nữ cứ sợ rồi đi vào trong góc , trong buồng ngồi . Đó là ko nên . Vì khi thấy ko có con gái ra tiếp chuyện , thanh niên bản họ sẽ vào bên trong để trò chuyện .khi đó con trai ko thể vừa tiếp tốp ở ngoài , vừa bảo vệ các bạn nữ được. Cứ ngồi chơi bình thường rồi đến lúc đi ngủ thì mời họ về một cách khéo léo. Họ ko chịu về thì lặng lẽ gọi công an và bí thư đoàn xã tới.

2, đừng tỏ ra khôn ngoan lẻo mép hay ra oai trước thanh niên trên đó. Họ rất manh động .
3 , nữa đêm họ còn đến , có ý gây sự thì gọi công an và đoàn đến . Đồng thời giữ thái độ nhẹ nhàng .

4 , tốt nhất nên hỏi cán bộ đoàn ở đó xem nhóm thanh niên nào là tốt .để tạo mối quan hệ tốt đẹp với họ. Những lúc cần thiết còn nhờ họ can thiệp giúp được ...


Vũ Duy Trung chia sẻ
privacy_tip Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết