Luật Tiền Phong tư vấn luật đất đai, sang tên nhà đất nhanh chóng, uy tín, đơn giản, tiết kiệm. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên tư vấn có tính trách nhiệm cao và chuyên nghiệp, đặc biệt có nhiều kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ sang tên sổ đỏ, hòa giải tranh chấp đất đai và tư vấn thủ tục mua bán nhà đất cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trên khắp các tỉnh thành trong cả nước.

Công ty Luật Tiền Phong hướng dẫn thủ tục sang tên sổ đỏ áp dụng cho trường hợp chuyển nhượng, mua bán,  tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất. Mọi vướng mắc quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp tới tổng đài hoặc email của chúng tôi để được Luật sư trợ giúp.

Sang tên sổ đỏ nhà đất do được hưởng thừa kế: Hưởng thừa kế ở đây có thể do người để lại di sản trước khi chết không để lại di chúc hoặc người để lại di sản trước khi chết có lập di chúc.

1. Trường hợp sang tên sổ đỏ theo di chúc

Người được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc phải tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Trước khi làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế cần chuẩn bị hồ sơ:
Về phía người hưởng di sản: Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, các xác nhận cần thiết;
Về phía người để lại di sản (người chết): Di chúc, giấy chứng tử, các xác nhận cần thiết khác (nếu có);
Liên hệ phòng công chứng làm thủ tục niêm yết văn bản khai nhận di sản thừa kế tại ủy ban xã/phường nơi có đất và nơi có hộ khẩu thường trú.

2. Trường hợp sang tên sổ đỏ/sang tên bìa đỏ không có di chúc

Đối với trường hợp này thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; (Theo điểm a Khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005) chuẩn bị hồ sơ liên quan để chứng minh mình thuộc những đối tượng nêu trên sau đó cũng liên hệ tổ chức công chứng để làm thông báo khai nhận di sản thừa kế và niêm yết công khai tại UBND xã/phường nơi có đất và nơi có hộ khẩu thường trú trong thời hạn luật định.

Đối với cả hai trường hợp trên, sau khi đã niêm yết hết thời hạn luật định thì những người được thừa kế di sản sẽ đến phòng công chứng ký vào văn bản khai nhận di sản thừa kế xác nhận về việc mình được nhận di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Sau đó chuẩn bị hồ sơ theo mục I nêu trên để làm thủ tục sang tên sổ đỏ và đăng ký đối với tài sản là nhà ở hoặc quyền sử dụng đất. Tham khảo trình tự thu hồi đất

Lưu ý: Với hồ sơ thừa kế nên làm càng sớm càng tốt vì càng để lâu càng phức tạp bởi có thể sẽ có nhiều tình huống pháp lý phát sinh và đặc biệt lưu ý tới các thông tin trong sổ đỏ cùng các giấy tờ như giấy khai sinh, năm sinh, họ tên,  tuổi, tên đệm,…vì qua thực tế làm việc chúng tôi gặp rất nhiều trường hợp bị sai lệch giữa ngày tháng năm sinh trong giấy khai sinh của con và tuổi của bố mẹ, tên đệm…