Diễn đàn Luật Vinh
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn Luật VinhĐăng Nhập

Diễn đàn Luật Vinh, nơi giao lưu chia sẻ kinh nghiệm học tập, việc làm, đời sống sinh viên khoa Luật - Đại học Vinh


descriptionGóc học tập:  Đề cương, nội dung chi tiết học phần Kinh tế vĩ mô  EmptyGóc học tập: Đề cương, nội dung chi tiết học phần Kinh tế vĩ mô

more_horiz

Theo giáo trình kinh tế học vĩ mô của Bộ GD và ĐT, NXB GD năm 2008, môn kinh tế học vi mô được chia thành 8 chương :


Góc học tập:  Đề cương, nội dung chi tiết học phần Kinh tế vĩ mô  Hwf1388758477

o         Chương I. Đại cương về kinh tế học. Chương này cung cấp các khái niệm cơ bản và một số quy luật, công cụ phân tích quan trọng của kinh tế học hiện đại, nhằm giúp cho sinh viên có được kiến thức ban đầu về môn học.
o         Chương II. Khái quát về kinh tế học vĩ mô. Chương này cung cấp cho sinh viên đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn học; Phân tích hệ thống kinh tế vĩ mô; mục tiêu và công cụ trong kinh tế vĩ mô; Một số khái niệm và mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản.
o         Chương III. Tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân. Chương này nghiên cứu các khái niệm có liên quan đến chỉ tiêu tổng sản phẩm và ý nghĩa của chỉ tiêu này trong phân tích kinh tế; Các phương pháp xác định tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân; mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tổng sản phẩm, thu nhập quốc dân và các đồng nhất thức kinh tế vĩ mô cơ bản.
o         Chương IV. Tổng cầu và chính sách tài khóa. Chương này nghiên cứu sâu hơn một bước mặt cầu của nền kinh tế. Sự hình thành tổng cầu, những yếu tố tác động đến tổng cầu, các mô hình tổng cầu từ giản đơn đến phức tạp. Cuối cùng là sự vận dụng của tổng cầu vào chính sách tài khóa.
o         Chương V. Tiền tệ và chính sách tiền tệ. Chương này tiếp tục nghiên cứu mặt cầu của nền kinh tế nhưng nghiên cứu sâu về tiền tệ và việc sử dụng tiền tệ để điều chỉnh nền kinh tế. Các nội dung chủ yếu gồm : tiền tệ, các chức năng của tiền tệ và các loại tiền; Mức cung tiền và cầu về tiền tệ; Mối quan hệ tiền tiền tệ, lãi suất và tổng cầu; Chính sách tài khóa, tiền tệ và sự phối hợp hai chính sách này.
o         Chương VI. Tổng cung và chu kỳ kinh doanh. Chương này nghiên cứu mặt cung và các yếu tố quyết định mức tổng cung của nền kinh tế. Bàn sâu hơn về mối quan hệ tổng cung – tổng cầu và các yếu tố, từ đó gây nên các chu kỳ kinh doanh.
o         Chương VII. Thất nghiệp và lạm phát. Chương này nghiên cứu hai vấn đề được coi là thước đo thành tựu kinh tế ở tầm vĩ mô và luôn được xã hội quan tâm, đó là thất nghiệp và lạm phát. Sự phân tích xoay quanh tính chất, tác động, nguyên nhân của thất nghiệp, lạm phát và mối quan hệ giữa chúng, tìm kiếm hướng đi của chính sách đối với hai vấn đề này.
o         Chương VIII. Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở. Chương này là sự tiếp nối để hoàn chỉnh sự phân tích vĩ mô nền kinh tế với đầy đủ các tác nhân. Nôi dung đước bắt đầu từ sự trình bày nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho việc tiến hành thương mại giữa các quốc gia, đó là nguyên tắc lợi thế so sánh; tiếp đến là cách thức mở và cơ cấu của tài khoản ngoại thương của một nước thể hiện ở cán cân thanh toán quốc tế; tiếp nữa là vấn đề tỷ giá hối đoái và hệ thống tài chính quốc tế; cuối cùng là tác động của các chính sách vĩ mô chủ yếu trong điều kiện nền kinh tế mở.

Chương I. ĐẠI CƯƠNG VỀ KINH TẾ HỌC


I. Khái niệm, những đặc trưng và phương pháp luận nghiên cứu của kinh tế học
1. Khái niệm về kinh tế học.
2. Những đặc trưng của kinh tế học.
3. Phương pháp luận nghiên cứu kinh tế học

II. Tổ chức kinh tế của một nền kinh tế hỗn hợp
1.      Ba chức năng cơ bản của một nền kinh tế
2.      Tổ chức kinh tế của nền kinh tế hỗn hợp

III. Một số khái niệm cơ bản
1.      Các yếu tố sản xuất, giới hạn khả năng sản xuất và chi phí cơ hội
2.      Quy luật thu nhập giảm dần và quy luật chi phí tương đối ngày càng tăng

IV. Phân tích cung cầu
1.      Biểu cầu và đường cầu
2.      Biểu cung và đường cung
3.      Sự cân bằng cung - cầu

Chương II. KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ


I. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu kinh tế học vĩ mô

II. Hệ thống kinh tế vĩ mô

1.      Tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế
2.      Biểu diễn tổng cung và tổng cầu trên đồ thị
3.      Sự dịch chuyển đường tổng cung và tổng cầu

III. Mục tiêu và công cụ trong kinh tế vĩ mô
1.      Các mục tiêu kinh tế vĩ mô
2.      Các chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu

IV. Một số khái niệm và mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản
1.      Tổng sản phẩm quốc dân và sự tăng trưởng kinh tế
2.      Chu kỳ kinh tế và sự thiếu hụt sản lượng
3.      Tăng trưởng và thất nghiệp
4.      Tăng trưởng và lạm phát
5.      Lạm phát và thất nghiệp

Chương III. TỔNG SẢN PHẨM VÀ THU NHẬP QUỐC DÂN


I. Tổng sản phẩm quốc dân – Thước đo thành tựu của một nền kinh tế
1. Khái niệm tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
2. Tổng sản phẩm quốc nội
3. Ý nghĩa của các chỉ tiêu GNP và GDP trong phân tích kinh tế vĩ mô

II. Phương pháp xác định GDP
1.      Sơ đồ luân chuyển kinh tế vĩ mô
2.      Phương pháp xác định DGP theo luồng sản phẩm
3.      Phương pháp xác định GDP theo luồng thu nhập hoặc chi phí
4.      Vấn đề tính trùng: Phương pháp giá trị gia tăng

III. Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tổng sản phẩm, thu nhập quốc dân và thu nhập có thể sử dụng được
1.      Lại bàn về GNP
2.      Từ tổng sản phẩm quốc dân đến sản phẩm quốc dân ròng (NNP)
3.      Thu nhập quốc dân (Y) và thu nhập có thể sử dụng (YD)

IV. Các đồng nhất thức kinh tế vĩ mô cơ bản
1.      Đồng nhất thức tiết kiệm và đầu tư
2.      Đồng nhất thức mô tả mối quan hệ giữa các khu vực trong nền kinh tế

Chương IV. TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA


I. Tổng cầu và sản lượng cân bằng
1. Tổng cầu trong mô hình đơn giản
2. Tổng cầu trong nền kinh tế đóng có sự tham gia của Chính phủ
3. Tổng cầu trong nền kinh tế mở

II. Chính sách tài khóa
1.      Chính sách tài khóa trong lý thuyết
2.      Chính sách tài khóa trong thực tế.
3.      Chính sách tài khóa và vấn đề thâm hụt ngân sách
4.      Thâm hụt ngân sách và vấn đề tháo lui đầu tư
5.      Các biện pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách
6.      Chính sách tài khóa và vấn đề thâm hụt ngân sách của nước ta trong thời gian qua

Chương V. TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ


I. Chức năng của tiền tệ
1. Chức năng cơ bản của tiền tệ
2. Các loại tiền

II. Mức cung tiền và vai trò kiểm soát tiền tệ của ngân hàng trung ương (NHTƯ)
1.      Tiền cơ sở
2.      Hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM)
3.      Xác định mức cung tiền (MS)
4.      Ngân hàng Trung ương và vai trò kiểm soát tiền tệ của nó

III. Mức cầu tiền tệ
1.      Các loại tài sản tài chính
2.      Mức cầu về tiền
3.      Mức cầu tài sản

IV. Tiền tệ, lãi suất và tổng cầu
1.      Cân bằng thị trường tiền tệ
2.      Lãi suất với tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu
3.      Lãi suất với tổng cầu
4.      Mô hình IS – LM trong nền kinh tế đóng

V. Chính sách tài khóa, tiền tệ và sự phối hợp hai chính sách này
1.      Chính sách tài khóa
2.      Chính sách tiền tệ
3.      Phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ

Chương VI. TỔNG CUNG VÀ CÁC CHU KỲ KINH DOANH


I. Tổng cung và thị trường lao động
1.      Thị trường lao động
2.      Giá cả, tiền công và việc làm
3.      Hai trường hợp đặc biệt của tổng cung
4.      Đường tổng cung thực tế ngắn hạn
II. Mối quan hệ giữa tổng cung – tổng cầu và quá trình tự điều chỉnh của nền kinh tế
1.      Mối quan hệ giữa tổng cung - tổng cầu
2.      Sự điều chỉnh ngắn, hạn trung hạn và dài hạn
III. Chu kỳ kinh doanh

Chương VII. LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP


I. Thất nghiệp
1. Tác hại của thất nghiệp
2. Thế nào là thất nghiệp
3. Các loại thất nghiệp
4. Thất nghiệp tự nhiên và các nhân tố ảnh hưởng
5. Hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp

II. Lạm phát
1.      Khái niệm về lạm phát
2.      Quy mô lạm phát
3.      Tác hại của lạm phát
4.      Các lý thuyết về lạm phát
5.      Lạm phát ở Việt Nam
III. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
1.      Đường Phillips ban đầu
2.      Đường Phillips mở rộng
3.      Đường Phillips dài hạn
4.      Khắc phục lạm phát

Chương VIII. KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ



I. Nguyên tắc lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế

II. Cán cân thanh toán

III. Tỷ giá hối đoái và hệ thống tài chính quốc tế
1.Tỷ giá hối đoái và thị trường ngoại hối
2.Vai trò của tỷ giá hối đoái và mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán
3.Các hệ thống tiền tệ quốc tế

IV. Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam

V. Tác động của chính sách vĩ mô chủ yếu trong điều kiện nền kinh tế mở
1.      Tác động của chính sách tài khóa và tiền tệ trong một nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá cố định và tư bản vận động hoàn toàn tự do
2.      Tác động của chính sách tài khóa và tiền tệ trong một nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá linh hoạt và tư bản vận động hoàn toàn tự do


Nguồn: Tổng hợp!

descriptionGóc học tập:  Đề cương, nội dung chi tiết học phần Kinh tế vĩ mô  EmptyRe: Góc học tập: Đề cương, nội dung chi tiết học phần Kinh tế vĩ mô

more_horiz
.



Góc học tập:  Đề cương, nội dung chi tiết học phần Kinh tế vĩ mô  File_goc_768753-1
privacy_tip Permissions in this forum:
Bạn được quyền trả lời bài viết
replyTrả lời chủ đề này