Diễn đàn Luật Vinh
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn Luật VinhĐăng Nhập

Diễn đàn Luật Vinh, nơi giao lưu chia sẻ kinh nghiệm học tập, việc làm, đời sống sinh viên khoa Luật - Đại học Vinh


descriptionTổng hợp câu hỏi nhận đinh đúng sai: Lý luận nhà nước và pháp luật EmptyTổng hợp câu hỏi nhận đinh đúng sai: Lý luận nhà nước và pháp luật

more_horiz

Tổng hợp câu hỏi nhận đinh đúng sai, đề cương ôn tập học phần lý luận nhà nước và pháp luật


Tổng hợp câu hỏi nhận đinh đúng sai: Lý luận nhà nước và pháp luật 212bl2f

Đề cương



1. Hãy trình bày  về đối tượng nghiên cứu của khoa học lý luận  nhà nước và pháp luật.
2. Hãy phân biệt giữa khoa học lý luận  nhà nước và pháp luật với khoa học lịch sử nhà nước và pháp luật.
3. Trình bày phương pháp luận của khoa học lý luận nhà nước và pháp luật.
4. Các phương pháp nghiên cứu của khoa học lý luận nhà nước và pháp luật?
5. Hãy trình bày những điểm chung của các học thuyết phi mác xít về nguồn gốc và bản chất của nhà nước.
6. Trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nguồn gốc của nhà nước.
7. Phân tích bản chất nhà nước.
8. Anh chị hãy cho biết vị trí, vai trò của nhà nước trong đời sống xã hội có giai cấp.
9. Kiểu nhà nước là gì? Tại sao nói sự thay thế kiểu nhà nước này bằng một kiểu nhà nước khác trong lịch sử là tất yếu khách quan?
10. Chức năng của nhà nước là gì? Các hình thức và phương pháp thực hiện chức năng của nhà nước?
11. Trình bày khái niệm bộ máy nhà nước.
12. Trình bày khái niệm hình thức nhà nước.
13. Các hình thức chính thể có trong lịch sử có nhà nước?
14. Hình thức cấu trúc nhà nước là gì? Các hình thức cấu trúc nhà nước?
15. Chế độ chính trị là gì? Các dạng chế độ chính trị có trong lịch sử?
16. Các hình thức chính thể trong kiểu nhà nước chủ nô?
17. Phân tích bản chất của nhà nước chủ nô.
18. Mối liên hệ giữa bản chất nhà nước chủ nô với chức năng của nhà nước chủ nô?
19. Mối liên hệ giữa hình thức chính thể với chế độ chính trị trong kiểu nhà nước chủ nô?
20. Trình bày hiểu biết của anh chị về bản chất nhà nước phong kiến?
21. Hình thức chính thể trong nhà nước phong kiến?
22. Các chức năng cơ bản của nhà nước phong kiến?
23. Trình bày bản chất của nhà nước tư sản.
24. Các chức năng cơ bản của nhà nước tư sản?
25. Nêu các hình thức chính thể có trong nhà nước tư sản.
26. Hãy phân biệt giữa hình thức chính thể cộng hòa tổng thống với hình thức chính thể cộng hòa đại nghị.
27. Hãy phân biệt giữa hình thức chính thể quân chủ nhị nguyên và hình thức chính thể quân chủ đại nghị.
28. Hình thức cấu trúc trong kiểu nhà nước tư sản?
29. Các đặc trưng của chế độ chính trị dân chủ tư sản?
30. Các đặc trưng của chế độ phản dân chủ trong kiểu nhà nước tư sản?
31. Các tiền đề dẫn đến sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa?
32. Nêu bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa?
33. Hãy trình bày về hình thức chính thể công xã Pari?
34. Hãy trình bày về hình thức chính thể Cộng hòa Xô Viết?
35. Hãy trình bày về hình thức chính thể Cộng hòa dân chủ nhân dân?
36. Nêu các chức năng cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa?
37. Nội dung chức năng kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa?
38. Nội dung chức năng xã hội của nhà nước xã hội chủ nghĩa?
39. Nội dung chức năng ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ và bảo đảm các quyền công dân?
40. Nêu khái niệm bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa.
41. Trình bày nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản.
42. Trình bày về thiết chế nghị viện trong bộ máy nhà nước tư sản.
43. Trình bày về thiết chế nguyên thủ quốc gia trong bộ máy nhà nước tư sản.
44. Trình bày về thiết chế chính phủ trong bộ máy nhà nước tư sản.
45. Trình bày về thiết chế tư pháp trong bộ máy nhà nước tư sản.
46. Nêu nội dung của nguyên tắc nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa.
47. Nêu nội dung của nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa.
48. Nêu nội dung và biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa.
49. Nêu nội dung và biểu hiện của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa.
50. Trình bày hệ thống cơ quan quyền lực trong bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa.
51. Trình bày về thiết chế nguyên thủ quốc gia trong bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa.
52. Trình bày hệ thống cơ quan hành chính nhà nước trong bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa.
53. Trình bày hệ thống cơ quan tư pháp trong bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa.
54. Khái niệm hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa?
55. Vị trí, vai trò của nhà nước xã hội chủ nghĩa trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa?
56. Vị trí, vai trò của Đảng cộng sản trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa?
57. Vị trí, vai trò của các tổ chức xã hội trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa?
58. Khái niệm nhà nước pháp quyền tư sản?
59. Khái niệm nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa?
60. Các đặc trưng cơ bản của nhà nước?
61. Tại sao Lý luận nhà nước và pháp luật là khoa học pháp lý cơ sở có ý nghĩa phương pháp luận đối với các khoa học pháp lý chuyên ngành?
62. Phân biệt nhà nước với tổ chức xã hội khác.
63. Tại sao nhà nước vừa có tính giai cấp vừa có tính xã hội?
64. Phân tích khái niệm cơ quan nhà nước. Phân loại các cơ quan trong bộ máy nhà nước?
65. So sánh hình thức chính thể cộng hòa tổng thống với hình thức chính thể cộng hòa lưỡng tính.
66. So sánh hình thức chính thể cộng hòa nghị viện với hình thức chính thể cộng hòa lưỡng tính.
67. So sánh hình thức chính thể quân chủ chuyên chế với hình thức chính thể quân chủ lập hiến.
68. Phân tích mối quan hệ giữa nhà nước với kinh tế.
69. Phân tích hình thức, phương pháp nhân dân tham gia vào tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa.
70. Nêu nội dung chức năng đối ngoại của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Đề mẫu 1



Câu I: (4 điểm) Những nhận định sau đúng hay sai, tại sao?
1. Pháp luật chỉ mang tính giai cấp.
Đáp án: sai, bởi vì pháp luật còn mang tính xã hội.
2. Hệ thống cơ quan xét xử gồm: Tòa án và Viện kiểm sát.
Đáp án: sai, bởi vì hệ thống cơ quan xét xử là Tòa án.
3. Người đứng đầu Nhà nước trong hình thức chính thể cộng hòa luôn là tổng thống.
Đáp án: sai, bởi vì hình thức chính thể cộng hòa đại nghị thì người đứng đầu đất nước luôn là Thủ tướng.
4. Chỉ có hành vi hợp pháp của con người mới trở thành sự kiện pháp lý.
Đáp án: sai, bởi vì ngoài ra còn sự biến pháp lý không do hành vi của con người.
5. Người bị phạt tù là người hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Đáp án: sai, bởi vì người bị phạt tù không phải là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
6. Việc ly hôn giữa người Việt Nam và người nước ngoài được tiến hành tại UBND cấp tỉnh.
Đáp án: sai, bởi vì việc ly hôn chỉ được giải quyết tại Tòa án.
7. Tuổi bắt đầu có năng lực hành vi dân sự là đủ 15 tuổi.
Đáp án: sai, bởi vì tuổi bắt đầu có năng lực hành vi dân sự là đủ 6 tuổi.
8. Theo quy định của Luật hình sự Việt Nam, án treo là hình phạt nhẹ nhất trong hệ thống hình phạt.
Đáp án: sai, bởi vì án treo không phải là hình phạt.

Câu II: (3 điểm)
Cho một ví dụ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và phân tích cấu thành vi phạm pháp luật trong ví dụ đó.

Đáp án: Sinh viên phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Một ví dụ cụ thể về một hành vi vi phạm pháp luật cụ thể (ví dụ là vi phạm pháp luật giao thông đường bộ).
- Phân tích cấu thành vi phạm pháp luật trong ví dụ đã cho thì phải làm rõ những nội dung sau :
+ Về chủ thể của vi phạm pháp luật
+ Về khách thể của vi phạm pháp luật
+ Về chủ quan của vi phạm pháp luật
+ Về khách quan của vi phạm pháp luật

Câu III: (3 điểm) Giải quyết tình huống sau:
Năm 1989, Ông A và bà B kết hôn với nhau. Họ có hai người con là C (1990) và D (1996). Tài sản của chung của A và B gồm có: 1 căn nhà mang tên 2 vợ chồng (có giá 1,2 tỉ đồng) và một mảnh đất do bố ông A cho ông A năm 1987 (mảnh đất này do ông A đứng tên có giá trị là 900 triệu đồng), một sổ tiết kiệm mang tên ông A được mở năm 2009, trong tài khoản có 300 triệu đồng.
a. Năm 2012, ông A bị tòa án tuyên bố đã chết và không để lại di chúc. Hãy chia di sản của ông A.
b. Giả sử trước đó ông A để lại di chúc cho toàn bộ tài sản của mình cho cháu nội là K. D cho rằng mình là con dù không có tên vẫn được hưởng thừa kế. Bố mẹ K thì bảo ông A cho ai thì người đó hưởng. Hãy giải quyết tranh chấp trên.

Đáp án:

a. Chia di sản thừa kế của A:
Thời điểm mở thừa kế của A: năm 2012
Di sản thừa kế của A:
Xác định di sản thừa kế của A là:
Theo đề bài thì tài sản chung của A và B bao gồm: căn nhà 1,2 tỷ, mảnh đất 900 triệu, sổ tiết kiệm 300 triệu. Đây là tài sản chung của A và B do vậy để xác định di sản thừa kế của A thì trong trường hợp trên ta phải chia đôi khối tài sản chung đó. (phần này sinh viên xác định không đúng phần di sản thì vẫn cho điểm nếu việc chia di sản thừa kế thực hiện đúng, nhưng không đạt điểm tuyệt đối).
Do vậy di sản thừa kế của A là: (1,2 tỷ + 900 triệu + 300 triệu)/2 = 1,2 tỷ đồng.
Trong trường hợp A không để lại di chúc thì di sản thừa kế của A được chia theo pháp luật như sau:
Áp dụng điều 676 BLDS 2005 ta có:
Hàng thừa kế thứ nhất của A là (tổng cộng có 3 người): vợ của A là B và 2 (là C và D) con, mỗi người nhận được:
1,2 tỷ đồng/3 = 400 triệu đồng.

b. Trong trường hợp trên ông A có để lại di chúc. Tuy nhiên có con (là D) của A là chưa thành niên và vợ của A được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc cụ thể như sau:
Thời điểm mở thừa kế của A năm 2012:
Di sản thừa kế của A là 1,2 tỷ đồng:
Áp dụng điều 669 BLDS ta có:
1 suất thừa kế theo pháp luật của A nếu di sản của A được chia theo pháp luật là
1,2 tỷ đồng/3 = 400 triệu đồng.
áp dụng điều 669 thì B được hưởng di sản của A như sau: 2/3 x 400 triệu = 266,7 triệu đồng.
Con của A là D được hưởng như sau: 2/3 x 400 triệu = 266,7 triệu đồng
Còn lại chia theo di chúc cho K là: 1,2 tỷ đồng – (266,7 triệu + 266,7 triệu) = 666,6 triệu đồng./.

Đề mẫu 2



1/ Quyết định của Chủ tịch nước về bổ nhiệm Phó Thủ Tướng, Bộ Trưởng và các thành viên khác của chính phủ là văn bản QPPL.
2/ Mọi chủ thể là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi đều được công nhận có đủ năng lực pháp luật.
3/ Nhà nước là chủ thể của mọi mối quan hệ pháp luật.
4/Tất cả các cá nhân thực hiện hành vi trái pháp luật, nguy hiểm cho xã hội đều bị truy cứu trách nhiệm pháp lý.
5/chủ thể của pháp luật là chủ thể của quan hệ pháp luật
6/ Mọi vi phạm pháp luật đều do người có năng lực trách nhiệm

Đáp án:

1. Sai. Vì sai thẩm quyền ban hành, theo khoản 2 điều 114 Hiến Pháp (Quyết định bổ nhiệm Phó thủ tướng là loại văn bản áp dụng pháp luật vì nó quy định áp dụng trực tiếp đối với 1 người và chỉ được sử dụng 1 lần duy nhất.)
2. Sai. vì năng lực pháp luật do pháp luật quy định.
3.Sai. Hôn nhân gia đình thì chủ thể không phải là nhà nước
4 Sai. hành vi gây ra do người chưa đủ yếu tố về độ tuổi, thể chất…thì không bị truy cứu trách nhiệm pháp lí
5. Sai. vì hai khái niệm pháp luật và quan hệ pháp luật khác nhau
6. Sai. tương tự câu 4

Nguồn: Sưu tầm

descriptionTổng hợp câu hỏi nhận đinh đúng sai: Lý luận nhà nước và pháp luật EmptyRe: Tổng hợp câu hỏi nhận đinh đúng sai: Lý luận nhà nước và pháp luật

more_horiz

Nhận định đúng sai môn lý luận nhà nước & pháp luật 1


1.Tập quán và những tín điều tôn giáo trong thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ chính là pháp luật bởi đó chính là những quy tắc xử sự hình thành trật tự của xã hội.
>>> Sai. Bởi PL chỉ ra đời trong xã hội có Nhà nước. NN và PL là 2 phạm trù luôn luôn tồn tại song hành. Khi mâu thuẫn xã hội gay gắt không thể điều hòa dẫn tới hình thành NN, để duy trì sự tồn tại của NN thì giai cấp cầm quyền đã ban hành PL, PL trở thành công cụ để duy trì tật tự xã hội, bảo vệ cho giai cấp cầm quyền.
2. Pháp luật chỉ có thể được hình thành bằng con đường ban hành của Nhà nước.
PL là những quy tắc xử sự chung, do NN ban hành hoặc thừa nhận. Nhà nước có thể thừa nhận những tập quán trong xã hội bằng cách pháp điển hóa, ghi nhận trong luật thành văn. Chẳng hạn như K4 Đ 409 BLDS 2005: “Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng”.

3. Việc pháp luật đưa ra khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi xử sự của con người thể hiện tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật.
Hình thức chặt chẽ của PL thể hiện ở ngôn từ pháp lí, cách sắp xếp các điều luật, …

4. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp.
cái này sai. Rất nhiều nước tiến bộ trên thế giới bây giờ trong hệ thống PL của họ chủ yếu là tồn tại dưới dạng không thành văn, thừa nhận rất nhiều Án lệ: những nước trong hệ thống luật Anh- Mĩ.

5. Tập quán pháp và tiền lệ pháp có điểm chung là cùng dựa trên cơ sở các quy tắc xử sự đã tồn tại trong cuộc sống để hình thành các quy định pháp luật.
6. Nền chính trị của giai cấp cầm quyền quy định bản chất, nội dung của pháp luật.
>>> Sai. Bởi vì PL là phạm trù thuộc về ý thức, kiến trúc thượng tầng, trong khi đó kiến trúc thượng tầng phải phù hợp với cơ sở hạ tầng. Cho nên khi ban hành PL cần thiết phải dựa trên nền tảng về quan hệ trong xã hội về điều kiện cơ sở vật chất: quan hệ về tư liệu sản xuất, quan hệ sở hữu, về nhu cầu, phương hướng phát triển của xã hội… Điều này sẽ quyết định nội dung, bản chất của PL. Tức là vật chất quyết định ý thức, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng đấy.

7. Lợi ích giai cấp thống trị luôn là sự ưu tiên và luôn là được lựa chọn có tính quyết định khi hình thành các quy định pháp luật.
>>> Đúng: Bởi PL là ý chí của giai cấp thống trị được nâng lên thành luật. PL duy trì trật tự xã hội, bảo vệ cho giai cấp cầm quyền, phù hợp với ý chí, nguyện vọng của đại bộ phận quần chúng trong xã hội (điểm này thì thể hiện rõ hơn trong các NN XHCN, bởi theo như NN VN là NN của dân, do dân, vì dân)

8. Quyền lực kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất so với quyền lực chính trị và tư tưởng bởi nó tạo nên sự lệ thuộc cơ bản nhất giữa giai cấp bị trị đối với giai cấp thống trị.
>>> Đúng. Bởi kinh tế đóng vai trò rất quan trọng. Ai sở hữu tư liệu sản xuất sẽ có quyền tổ chức, quản lí kinh doanh và phân phối sản phẩm. Hơn nữa kinh tế là phạm trù thuộc về vật chất, về cơ sở hạ tầng, sinh ra thì phải có ăn cái đã, không có cái ăn thì chẳng thể làm nổi chính trị. Và mâu thuẫn cơ bản giữa các giai cấp trong xã hội chẳng phải cũng xuất phát từ kinh tế đó sao?

9. Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước luôn luôn mâu thuẫn với nhau.
>>> Sai. Chẳng hạn trong NN XHCN thì tính giai cấp và tính xã hội song hành và hỗ trợ nhau. Vì là NN của giai cấp công nhân và nông dân nên một mặt thể hiện tính giai cấp: ý chí của giai cấp cầm quyền; một mặt thể hiện tính xã hội đó là NN với công cụ là Pháp luật phải nhằm phục vụ quần chúng nhân dân, là NN của dân, do dân, vì dân (đôi khi chỉ là trên lí thuyết vì thực tế thì người dân vẫn chưa tham gia tích cực vào việc quản lí NN cho lắm

10. Pháp luật luôn tác động tích cực đối với kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.
>>> Sai. Nếu PL tiến bộ, phản ánh được thực tiễn, dự báo được tình hình phát triển của xã hội thì sẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội. Ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển xã hội.

11. Pháp luật là tiêu chuẩn (chuẩn mực) duy nhất đánh giá hành vi của con người.
>>> Sai. Ngoài PL còn rất nhiều những chuẩn mực khác: Đạo đức chẳng hạn.

12. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp.
>>> Sai. Rất nhiều nước tiến bộ trên thế giới bây giờ trong hệ thống PL của họ chủ yếu là tồn tại dưới dạng không thành văn, thừa nhận rất nhiều Án lệ: những nước trong hệ thống luật Anh- Mĩ.

13. Tập quán pháp và tiền lệ pháp có điểm chung là cùng dựa trên cơ sở các quy tắc xử sự đã tồn tại trong cuộc sống để hình thành các quy định pháp luật.
14. Các quy phạm xã hội luôn đóng vai trò hỗ trợ việc thực hiện pháp luật.
>>> Đúng. Các QPXH khác như QP đạo đức thể hiện phong tục tập quán, tư tưởng của quần chúng nhân dân. Nếu QPPL được ban hành hợp tình, hợp lí thì việc thực hiện trên thực tế sẽ dễ dàng hơn. Nó đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ thực hiện PL.

15. Mọi nhà nước đều phải trải qua 4 kiểu nhà nước.
>>> Sai: ví dụ điển hình như Việt Nam chẳng hạn, VN không trải qua NN Tư bản chủ nghĩa mà từ phong kiến tiến lên XHCN. Trong Cương lĩnh của Nguyễn Ái Quốc 3-2-1930 có đề cập. Thực tiến cũng chứng minh như thế: sau CM T8, Nhà Nguyễn sụp đổ chấm dứt sự tồn tại của chế độ PK ở VN, VN xây dựng NN XHCN, bỏ qua giai đoạn Tư bản chủ nghĩa.
______________________________________________



Nhận định đúng sai môn lý luận nhà nước & pháp luật 2


a. Tương ứng với mỗi hình thái xã hội là một kiểu nhà nước.
b. Quyền lực chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp
c. Mọi người sinh sống trên lãnh thổ việt nam đều là công dân thường trực của nhà nước việt nam
d. Nhà nước chi xuất hiện khi xã hội có sự phân chia giai cấp và mâu thuẫn giai cấp gay gắt ko thể điều hòa .
e.Chính thể nhà nước ta theo hiền pháp năm 92 là chính thể cộng hòa đại nghị

a. Sai. Chủ nghĩa xã hội không phải là 1 hình thái kinh tế – xã hội (mà chỉ là 1 bước quá độ để đi lên Chủ nghĩa cộng sản. chủ nghĩa cộng sản mới là 1 hình thái kinh tế – xã hội), nhưng Nhà nước xã hội chủ nghĩa là 1 kiểu nhà nước.
b. Sai. Thực ra quyền lực đã xuất hiện ở trong xã hội cộng sản nguyên thủy, ví dụ như các tù trưởng, thủ lĩnh…
c. Sai. Ví dụ như người nước ngoài định cư ở Việt Nam không hẳn đã là công dân thường trực của nhà nước Việt Nam nếu họ không nhập quốc tịch.
d. Sai. Ví dụ như con đường hình thành các nhà nước ở phương Đông. Nó do yếu tố trị thủy, chống ngoại xâm hình thành nên chứ ko phải do sự phân chia giai cấp và mâu thuẫn giai cấp gay gắt. Hay như Nhà nước giecmanh, do bộ tộc giecmanh xâm chiếm 1 quốc gia (quên tên rồi) và áp đặt bộ máy thống trị của mình mà hình thành nên nhà nước, nghĩa là hình thành bằng con đường chiến tranh chứ ko phải con đường phân chia giai cấp.
e. Sai. Đúng ra phải nói là chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên chính thể nước ta khá gần với chính thể cộng hòa đại nghị tư sản.
privacy_tip Permissions in this forum:
Bạn được quyền trả lời bài viết
replyTrả lời chủ đề này