Luật đất đai mới nhất chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2014. Một trong những nội dung quan trọng về đất đai của công tác quản lý nhà nước là việc hòa giải tranh chấp đất đai. Theo đó, khi xảy ra những tranh chấp trong cộng đồng dân cư thì thể theo yêu cầu của các bên tranh chấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương sẽ tiến hành giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn đó. 

Các quy định đối với hòa giải tranh chấp đất đai như sau:

1. Gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp thì tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được để hòa giải.

2. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở hoặc tự hòa giải.

3. Việc hòa giải phải có xác nhận hòa giải không thành hoặc hòa giải thành của Ủy ban nhân dân cấp xã và được lập thành biên bản có chữ ký của các bên. Biên bản hòa giải được lưu lại tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp và được gửi đến các bên tranh chấp.

4. Trong quá trình tổ chức thực hiện, Chủ tịch UBND xã tại địa phương có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai, phải phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt trận, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức xã hội khác. Kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, tại Ủy ban nhân cấp xã.

Như vậy, theo Luật đất đai mới nhất, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, trong thời hạn không quá 45 ngày, UBND cấp xã sẽ phải tiến hành tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai. UBND cấp xã sẽ hướng dẫn các bên nộp đơn nếu như hòa giải không thành đến cơ quan có thẩm quyền.