Diễn đàn Luật Vinh
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn Luật VinhĐăng Nhập

Diễn đàn Luật Vinh, nơi giao lưu chia sẻ kinh nghiệm học tập, việc làm, đời sống sinh viên khoa Luật - Đại học Vinh


descriptionSự khác nhau cơ bản giữa vật chất và ý thức? EmptySự khác nhau cơ bản giữa vật chất và ý thức?

more_horiz

Sự khác nhau cơ bản giữa vật chất và ý thức trong triết học


1/Theo quan điểm triết học Max - Lenin khi định nghĩa về phạm trù vật chất thì:

"Vật chất, đó là một phạm trù triết học, dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào ý thức con người". 
Như vậy thì vật chất có thể được cảm nhận bằng tất cả các giác quan,còn ý thức thì không.
Đó là sự khác nhau căn bản giữa vật chất & ý thức
Xin lưu ý :Ở đây cần phân biệt quan niệm vật chất với tư cách là một phạm trù triết học với quan niệm của vật lý học và các khoa học khác về vật chất. Điều này giúp chúng ta nhận thức và hiểu đúng vật chất dưới dạng xã hội, ví dụ trong lịch sử xã hội loài người thì quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là có tính vật chất mặc dù nó không được cấu tạo nên từ bất kỳ một nguyên tử hay phân tử vật chất nào.

2/Ý thức : 

Là một dạng vật chất đặc biệt có tổ chức cao là bộ óc con người. Bộ óc người là cơ quan vật chất của ý thức còn ý thức là chức năng của bộ óc con người vì vậy không thể tách rời ý thức ra khỏi bộ óc.

3/Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:

- Vật chất và ý thức quan hệ qua lại và chuyển hóa lẫn nhau :Vật chất có trước ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức, vật chất là nguồn gốc, là tiền đề cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của ý thức. Hay nói cách khác vật chất thế nào thì ý thức như thế ấy, vật chất thay đổi đến đâu thì ý thức thay đổi đến đó.
- Ý thức là do vật chất sinh ra nhưng 1 khi ý thức ra đời nó có tác dụng tích cực trở lại với vật chất sinh ra nó theo 2 trường hợp:
+ Nếu ý thức tiến bộ: phản ánh phù hợp với thực tế thì có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển.
+ Nếu ý thức lạc hậu: phản ánh không phù hợp với quy luật khách quan thì có tác dụng kìm hãm xã hội phát triển.
- Ý thức thuần túy: ý thức này dù tiến bộ hay lạc hậu thì bản thân chúng cũng không làm thay đổi điều kiện hiện thực mà ý thức đó phải thông qua hành động thực tiễn của con người thì mới trở thành hiện thực.
privacy_tip Permissions in this forum:
Bạn được quyền trả lời bài viết
replyTrả lời chủ đề này