Diễn đàn Luật Vinh
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn Luật VinhĐăng Nhập

Diễn đàn Luật Vinh, nơi giao lưu chia sẻ kinh nghiệm học tập, việc làm, đời sống sinh viên khoa Luật - Đại học Vinh


descriptionSo sánh thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật EmptySo sánh thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật

more_horiz

So sánh thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật: So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật



Xem chi tiết: So sánh thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật


Sự giống nhau giữa thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật



1. Đều là sự chuyển dịch tài sản của người đã chết cho những người còn sống.
2. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản (Điều 633 BLDS).
3. Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết (Điều 635 BLDS). Tất cả đều có quyền từ chối thừa kế.
4. Người không được quyền hưởng di sản là những người được liệt kê tại Điều 643 BLDS
5. Tài sản không có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước (Điều 644 BLDS)
6. Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế(Điều 645).

Sự khác nhau giữa thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật




Thừa kế theo di chúc
Thừa kế theo pháp luật
Khái niệm
Thừa kế theo di chúc là thừa kế theo ý chí nguyện vọng của người để lại di sản trước khi chết
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định(Điều 674).
Người được thừa kế
Tất cả các cá nhân, tổ chức có tên trong di chúc và đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật
Các cá nhân có quan hệ huyết thống (Điều 676 BLDS) hoặc nuôi dưỡng (Điều 679 BLDS) đối với người để lại di sản.
Cha mẹ, vợ chồng, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất khả năng lao động được pháp luật bảo vệ quyền thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Điều 669 BLDS)
Thứ tự áp dụng
Thừa kế theo di chúc sẽ được ưu tiên áp dụng trước. Thừa kế theo pháp luật chỉ được áp dụng khi rơi vào các trường hợp được liệt kê tại Điều 675 BLDS.
Hình thức
Di chúc bằng văn bản hoặc di chúc miệng (Điều 649)
Văn bản pháp lý phân chia di sản (Quyết định của Tòa án về phân chia di sản)
Thừa kế có yếu tố nước ngoài
Điều 768
Điều 767
Thừa kế thế vị
Không có thừa kế thế vị
Điều 677
Phân chia di sản
Điều 684
Điều 685
Ví dụ
Vợ chồng A và B có 300 triệu. A để lại di chúc, trong đó chia chia cho hai con trai là C và D mỗi đứa 50% di sản.
Theo đó, A có di chúc nên việc phân chia di sản của A sẽ phân chia theo di sản.
Do tài sản của A và B là 300 triệu. Do đó, di sản của A là 300/2=150 triệu.
C và D mỗi người 50% di sản, theo đó, C=D=150/2=75 triệu.
Tuy nhiên theo khoản 1 Điều 669 BLDS, bà B vẫn được hưởng 2/3 suất thừa kế theo luật:
B=2/3 x (150/3)=33,33 triệu
Như vậy, C và D sẽ phải trừ đi một phần ngang nhau để chia cho bà B.
Khi đó, bà B=33,33 triệu
C=D=(150- 33,33)/2 =58,33 triệu
Vợ chồng M và N có 200 triệu. M có 80 triệu. Khi chết M không để lại di chúc. Biết M và N có con trai là A và B. Vợ chồng A và H có 01 đứa con là F. A chết cùng với M.
Di sản của M là: 80 + 200/2 = 180 triệu
M không có di chúc nên chia theo pháp luật.
Theo Điều 676 BLDS thì N=A=B=180/3=60 triệu
Do A chết cùng M, nên do đó theo Điều 677 BLDS, F sẽ được 60 triệu của A
Nguồn: Hocluat.vn
privacy_tip Permissions in this forum:
Bạn được quyền trả lời bài viết
replyTrả lời chủ đề này